5 cách để khiến mọi người xung quanh thực sự tôn trọng bạn

Một khi bạn đã thực sự yêu và tôn trọng bản thân, không một ai, kể cả những người thân yêu nhất có quyền xem thường bạn

1 - Tôn trọng bản thân trước tiên


Chắc bạn trẻ nào cũng đã từng nghe qua câu “Mình không vì mình thì trời chu đất diệt". Đúng vậy, bạn thử tưởng tưởng xem nếu bạn thường xuyên xem thuờng bản thân liệu có ai có thể đủ bao dung để tôn trọng bạn. Nếu ngay cả chính bản thân bạn còn thấy mình kém cỏi và vô dụng, thì liệu rằng có ai đó ngoài kia tự nhiên bước đến bên bạn mà đưa cho bạn một cơ hội vạn người mê. Sẽ chẳng có ai đủ thời gian và tinh tế tới mức đi tìm hiểu xem tại sao bạn lại chán đời, hay tại sao bạn chẳng muốn làm việc để giúp bạn từng bước vượt qua và vực dậy. Nếu có, thì đó cũng là những thứ có ít nhất đôi ba phần “giả tạo". Còn nếu không, thì đó cũng là những người thân bên cạnh bạn, những người yêu thương bạn dường như vô điều kiện.


Tuy nhiên, ngay cả những người thân yêu nhất, nếu ngay cả bản thân bạn còn không xem trọng mình, liệu bạn có thể đem lại những điều tốt nhất cho họ không? Câu trả lời tất nhiên là “KHÔNG". Bởi vì khi bạn đã sa lầy vào những cảm xúc tiêu cực ấy, rất dễ bạn cũng sẽ phản chiếu cảm xúc ấy lên họ. Bạn cho rằng mình không xinh đẹp, không đủ giỏi giang, bạn nghiễm nhiên tự cho mình cái quyền đổ lỗi cho họ vì họ mà mình thành ra như vậy. Bạn không có được điều này cái nọ như những người có điều kiện khác, bạn đổ lỗi cho họ rằng họ là một phần nguyên nhân của chuyện đó.


Tóm lại, tôn trọng bản thân trước tiên bắt đầu từ những hành động đơn giản nhất. Nó có thể chỉ là những dòng suy nghĩ mãnh liệt rằng bạn là phiên bản độc nhất hay bạn xứng đáng có được hạnh phúc. Nó không nhất thiết bạn phải hô hào hay phô trương rằng mình giỏi giang hay giàu có. Tôn trọng bản thân, trước tiên phải tôn trọng cảm xúc của mình. Vui, buồn, thù, hận đừng đổ hết trách nhiệm lên người khác. Họ không có lỗi. Lỗi duy nhất là bạn còn quá mơ hồ về chính mình.


2 - Thiết lập những ranh giới rõ ràng


Chắc hẳn không ít lần, ai đó nói với bạn rằng họ muốn bạn phải như này như kia. Và bạn không do dự mà gật đầu đồng ý. Để được người khác tôn trọng, chí ít bạn phải cho họ thấy bạn là một người có nguyên tắc, dù nhỏ nhất.


Bình thường bạn rất thoải mái. Nhưng khi ai đó gần chạm tới ranh giới đó, bạn phải thẳng thắn lên tiếng ngay. Nếu không, chí ít cũng ra tín hiệu rằng tôi cảm thấy không ổn.


Lấy ví dụ trong tình yêu, ranh giới là gì? Ranh giới là cách hai người bước đến điểm cao trào của một cuộc cãi vã, ranh giới là khi hai người bước vào một mối quan hệ tình dục, ranh giới là khi hai người với cuộc sống riêng tư của nhau. Để tránh làm đối phương khó xử cũng như sứt mẻ tình cảm, bạn nên thẳng thắn chia sẻ với đối phương ngay từ đầu. Như thế, dù ít dù nhiều, hai bạn cũng sẽ hiểu nhau và thậm chí thông cảm cho nhau khi hai người chạm tới cái giới hạn đó.


3 - Hãy hiểu rằng bạn không cần thiết lúc nào cũng phải đóng vai “người tốt”


Vai “người tốt" bao giờ cũng dễ đóng hơn vai “phản diện" mà phải không? Nói điều này không có nghĩa bạn phải đóng vai “phản diện" bất đắc dĩ. Ý ở đây là bạn không nhất thiết phải đóng vai “người tốt" một cách không kiểm soát.


Nguyên do cho hành xử này có lẽ phần nhiều vì bạn còn sợ làm tổn thương người khác, hay bạn muốn họ tôn trọng và quý mến bạn. Thế nhưng, có bao giờ bạn nhìn lại chính mình. Liệu vai người tốt của bạn sẽ có vai người tốt của kẻ khác đồng hành.


Nhiều lúc, bạn cho đi quá nhiều. Nhưng đến cuối cùng, thứ bạn nhận lại nếu không phải sự thiếu tôn trọng thì cũng là ý nghĩ muốn lợi dụng bạn.


Đúng vậy, cuộc sống không ai biết trước được người mình gặp sẽ như thế nào? Càng không thể soi tỏ được tâm can họ ra sao. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tư duy ngay của bản thân rằng mình cũng cần được quan tâm và hơn nữa mình cũng thực sự xứng đáng được che trở.


4-Sẵn sàng thể hiện tiếng nói riêng của mình


Chắc hẳn bạn đã không ít lần dù lòng rất muốn nhưng lại không dám biểu lộ. Chúng ta luôn có cái lý lẽ “nghe thì có vẻ hợp lý" để biện minh cho việc đó. Đôi khi là bởi vì “Thôi thì không phải chuyện của mình, quan tâm làm gì" “Mình nói ra nhỡ mà không phải người ta ghét người ta cho mình ra dìa" hay “Mình đã có gì bằng người ta đâu mà lên tiếng làm gì”.


Suy nghĩ đó vô hình dung lấn chìm bạn xuống vực thẳm của “ý thức cái tôi". Đồng ý rằng trong nhiều trường hợp, chúng ta không nên thể hiện quan điểm rõ rệt quá hay không nên mạnh miệng quá. Dĩ hoà vi quý là điều mà xã hội này số đông đều muốn. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là bạn bỏ không ý thức được “cái tôi" của mình đến mức nó dường như trở thành một thứ quá xa xỉ với bạn.


Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình quá gia giáo sẽ có cái nhìn khắc nghiệt hơn về cuộc sống. Chúng chỉ được dạy về những khuôn mẫu, chuẩn mực, đạo đứa này kia. Nhưng có điều, ít ai dạy chúng rằng chúng phải sống cho nên sống, tức là biết khi nào cái tôi nên được tưới tắm và nuôi dưỡng.


Người lớn chúng ta cũng vậy, khi chúng ta biết điều chỉnh cảm xúc để có những nước cờ thông minh trong bộ não, mọi thứ chúng ta nói ra đều sẽ gọn gàng và khảng khái. Người ta vì thế mà tự khắc sẽ xem trọng bạn bất kể bạn giàu, nghèo, sang, hèn,….


5 - Đừng lạm dụng từ “xin lỗi" quá mức


Xin lỗi - có lẽ là câu cửa miệng của không ít người. Bạn có thể xin lỗi mọi lúc mọi nơi, mọi tình huống. Thậm chí, có nhiều trường hợp, đó còn không hẳn là lỗi ở bạn nữa cơ.


Xin lỗi khi mắc lỗi tất nhiên là điều phải làm. Chúng ta không thể làm ngơ chuyện đó. Thế nhưng, xin lỗi một cách “tuỳ tiện" sẽ chẳng có ích gì cho trí tuệ cảm xúc của chúng ta cả. Khi bạn luôn miệng xin lỗi, bạn tạo cho đối phương cảm giác như bạn đang “hạ thấp và bất lực một cách thái quá".


Lấy ví dụ như khi bạn xin lỗi khi đến trễ, tất nhiên nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là chuyện đương nhiên. Cũng đúng. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có cách xử lý linh hoạt hơn. Bạn có thể thay câu “xin lỗi" bằng “cảm ơn". Hãy nở một nụ cười thật chân thành hoặc chí ít hãy thể hiện đầy thiện chí “Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn chờ đợi tôi. Tôi rất lấy làm tiếc khi chuyện này lại xảy ra trong buổi hẹn đặc biệt này. “ Cho dù người đó có không tha thứ cho bạn đi chăng nữa, thì bạn cũng đã có một cách điều khiển cảm xúc một cách khôn ngoan và cho họ thấy bạn thực sự trân trọng họ, vì bạn mà chờ đợi.


Đôi lúc, người ta chỉ thích nghe lời cảm ơn chân thành thay vì lời xin lỗi “sượng trân”. Vì vậy, đừng tiết kiệm lời cảm ơn cho những người bạn thực sự xem trọng.


Tóm lại thì, quay trở lại ý mấu chốt ban đầu “Một khi bạn đã thực sự yêu và tôn trọng bản thân, không một ai, kể cả những người thân yêu nhất có quyền xem thường bạn". Hãy luôn nhớ rằng, bạn là phiên bản giới hạn, và trên thế giới không thể có hai “bạn".


Dear Introvert

Art: DeviantArt


BẢN THẢO
Bài viết liên quan