Hãy Dạy Trí Nhớ Của Bạn Cách Từ Bỏ: Cách Vượt Qua Những Trải Nghiệm Tiêu Cực

Bạn có nhớ về lần mà một người bạn làm gì đó sai với mình? Cấp trên đối xử bất công với bạn? Ai đó lấy đi thứ gì đó thuộc về bạn? Bạn bị bỏ rơi hay làm lơ? …

Bạn có nhớ về lần mà một người bạn làm gì đó sai với mình? Cấp trên đối xử bất công với bạn? Ai đó lấy đi thứ gì đó thuộc về bạn? Bạn bị bỏ rơi hay làm lơ? Gặp phải những khoảnh khắc khó khăn? Sợ hãi vì điều gì đó? Đúng thế, bạn nhớ những khoảnh khắc đó, vì tâm trí của bạn tua ngược lại – bắt đầu những vòng lặp liên tục – chắc là sẽ không để bạn quên những sự cố đó được đâu. Nhưng phải trải qua những chấn thương tiêu cực đó dường như là chưa đủ tệ, bởi thay vì bỏ qua và tiếp tục bước đi bằng cách chấp nhận rằng mọi thứ đã chấm dứt, tâm trí bạn tiếp tục níu lấy và tái hiện lại hết lần này đến lần khác. Có lẽ bạn tập trung vào những gì bạn ước mình đã nói – và bạn tập “thuyết trình” theo kịch bản đó cho thật trôi chảy hay cố gắng để chỉnh sửa bản thân cho phù hợp với những khán giả tưởng tượng của mình. Có lẽ bạn thề mình sẽ không bao giờ để bản thân bị dễ tổn thương hay rơi vào tình huống đó nữa, và bạn chuẩn bị tinh thần thật kỹ càng để đảm bảo điều đó. Có thể bạn phác thảo một kế hoạch xấu xa để trả đũa ai đó và tự đòi lại “công bằng” cho mình. Bất kể bạn toan tính và cân nhắc điều gì, các khả năng có thể xảy ra đều ủng hộ bạn, xuất hiện ở trong đầu bạn, và cứ như thế, tâm trí lại kéo bạn về nơi xảy ra sự cố kia và phản đối việc từ bỏ.

Nhiều người tự tái hiện lại những chấn thương mà họ từng phảigánh chịu, ví dụ như sự độc ác hành hạ họ dưới dạng bạo hành cảm xúc hay thể chất.Thủ phạm có thể đã biến mất từ lâu, thậm chí đã nằm sâu dưới lòng đất, nhưng nhữngtrải nghiệm hãi hùng vẫn còn nguyên vẹn và tiếp tục hành hạ họ. Bạn có thể thấytrong những đôi mắt, những biểu cảm ấy và nhớ lại chính xác cảm giác như thếnào khi bản thân sợ hãi và dễ bị tổn thương đến vậy. Nhiều người đã sống quachiến tranh hay những hiểm nguy chết người, như tai nạn ô tô hay thoát khỏi đámcháy, đều bị rối loạn căng thẳng hậu chấn (PTSD) liên tục kéo họ về những gì đãqua. Tâm trí dường như không thể vượt qua nổi những trải nghiệm tiêu cực đó vànó cần phải khiến bạn nhớ lại hết lần này đến lần khác để cố gắng tìm ra cách hồiphục. Vấn đề là, sống lại những khoảnh khắc đó hiếm khi giúp bạn vượt qua; thayvào đó, nó ngày càng gia cố mọi chuyện và nhắc lại một cách thường xuyên hơn vềnhững gì  bạn đã từng gặp phải.

Nếu tình trạng của bạnnghiêm trọng ngang với PTSD, hoặc bạn đang hồi tưởng theo cách mà bạn tin rằng mìnhcó thể làm hại bản thân hay ai đó khác, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những ngườicó chuyên môn ngay lập tức. Bài viết này không nhắm đến việc chữa khỏi một rốiloạn tâm lý đã cắm rễ sâu trong một ai đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn chưađến nỗi quá u ám, nhưng lại khó chịu và ngăn cản việc tận hưởng đầy đủ một cuộcsống vui vẻ, và bạn đang mắc kẹt với sự tiêu cực trong đầu mình, hãy cân nhắclàm theo vài bước để giúp bản thân khác đi:

1, Nhớ rằng những hình ảnh trong đầu, hay những từ ngữ bạn nói với mình, hoặc những câu chuyện bạn dựng lên hay tin vào, tất cả đều là do trí óc bạn tưởng tượng ra.

Đúng là bạn đã trải qua khoảnh khắc đó, nhưng nó không còncó thật nữa – trí óc của bạn chỉ đang tái hiện lại nó thôi. Đây là thứ thườngđược gọi là độc thoại nội tâm tiêu cực – bạntập trung vào thứ gì đó trong quá khứhay tương lai và không cho phép bạn có cái nhìn khách quan và tập trung vào nhữnggì đang diễn ra trong thực tại. Mọi chuyện đã qua. Rất khó khăn, bạn cảm thấyđau đớn, sợ hãi, thất vọng, thế nhưng bạn đã sống sót vượt qua. Khi trí óc cố gắngđào xới lại và kéo bạn theo, hãy nhớ rằng – nó không còn có thật nữa. Hãy ép bảnthân phải tập trung vào thứ gì đó bên ngoài bản thân. Nhận thức được cơ thể củabạn, môi trường xung quanh, biểu cảm trên khuôn mặt và mọi thứ bao quanh. Tâmtrí không thể tập trung vào hai thứ cùng lúc, thế nên hãy kéo nó về thực tại vàđể trải nghiệm quá khứ lùi về phía sau.

2, Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của bạn về những gì đã xảy ra với mình và tại sao.

Hãy trút bầu tâm sự. Dành thời gian để viết ra rằng bạn đãngu ngốc thế nào, bạn mong chuyện gì đã xảy ra thay vì quá khứ. Viết hết mọi thứra giấy. Dành chút thời gian để miêu tả chúng một cách kỹ lưỡng và cảm xúc nhất.Khóc, khoác lác, chửi thề, bất cứ thứ gì trong lúc bạn đang viết.

Và, một khi bạn đã xong việc – đi tới thùng rác và chậm rãixé tờ giấy đó thành những mảnh nhỏ. Hãy nhìn nó rơi vào trong đó như thể bạnđang dự một đám tang chẳng hạn. Sau đó, hãy phủi tay và xoá sạch mọi dấu vết vềnhững chuyện gì đã nằm ở trên tay bạn. Nó đã biến mất. Đổ thùng rác đi, và nóilời vĩnh biệt. Khi chuyện cũ muốn quay lại, hãy nhớ về khoảnh khắc mà những mẩugiấy vụn hoá thành tro bụi ở một bãi rác nào đó ở một nơi xa xôi khỉ ho cò gáynào đó.

3, Nói chuyện với một người bạn – không phải về nỗi buồn mà là những gì bạn đã học được từ đó và những gì bạn sẵn sàng và có thể làm khác đi trong cuộc sống của mình.

Tìm một người bạn quan tâm đến bạn và sẵn lòng lắng nghetrong lúc bạn giải thích về lý do (giả sử như họ không biết), và sau đó chia sẻnhững bước bạn sẽ hay đang làm để cải thiện, thay đổi, hay củng cố tương lai.Hãy tập trung vào những gì bạn đang nói ra – tích cực, có lợi ích chứ không phảinhững gì muốn lôi bạn vào vũng bùn quá khứ. Hầu hết những bài học cuộc sống đắtgiá đến từ những trải nghiệm tiêu cực, hãy cho rằng bạn học được điều gì đó từchúng và làm khác đi vào lần sau.

4, Giúp ai đó đã trải qua hoàn cảnh tương tự – hướng sự chú tâm ra khỏi bản thân.

Một số những người tư vấn về cưỡng hiếp là những người đã từng phải trải qua nó. Họ đồng cảm và thấu hiểu vì họ đã ở đó. Những người bị lừa dối, bị cướp hay bị coi thường sẽ có lợi khi nhận lấy kiến thức và sự ủng hộ từ những người đã từng trải qua những điều tương tự. Có một chút thoải mái khi biết rằng bạn không đơn độc. Khi bạn trao món quà của sự ủng hộ cho người khác, bạn cũng sẽ nhận được một món quà lớn – sự tập trung của bạn đang hướng về phía họ, và trí óc của bạn không thể dành thời gian đểtrầm ngâm về những gì đã xảy ra. Sự việc đã xảy ra. Bạn không thể thay đổi bước đi của lịch sử, nhưng bạn có thể chịu trách nhiệm cho tâm trí trầm ngâm của mình để thay đổi hiện tại, và cả tương lai của mình.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn:  https://www.psychologytoday.com/intl/blog/understand-other-people/201910/the-ruminating-mind

Nguồn ảnh: Pinterest

Dịch: #Zealous

Biên tập: Hương

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan