Bài kiểm tra cuối cùng của sự trưởng thành về cảm xúc

Bạn đã thực sự có sự chín chắn về mặt cảm xúc hay chưa? Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận ra sự trưởng thành về cảm xúc của bản thân


Một trong những khía cạnh hóc búa về con người là sự phát triển cảm xúc không bắt kịp với sự phát triển về vẻ bên ngoài. Một người ở độ tuổi 55 nhưng hành vi giao tiếp và sự bốc đồng lại chỉ như đứa trẻ 4 tuổi rưỡi. Ngược lại, chúng ta có thể đang ở ngưỡng cửa của sự trưởng thành về thể chất nhưng lại có sự chín chắn về cảm xúc bên trong. 


Để đánh giá được sự phát triển về cảm xúc của chính mình và người khác, chúng ta có thể sử dụng một câu hỏi đơn giản và dễ đánh lừa để xác định độ tuổi cảm xúc tiềm ẩn bên trong: Khi người bạn tin tưởng dựa vào làm bạn thất vọng hay nản lòng , bạn thường phản ứng theo cánh nào? 

 

Có 3 phương pháp chỉ ra hành vi không trưởng thành về mặt cảm xúc (bạn có thể tự đánh giá theo thang điểm từ 1 tới 10 theo khuynh hướng của mình)


Thứ nhất, chúng ta có thể hờn dỗi.


Ta có thể buồn và từ chối giải thích lý do khiến ta buồn. Sự xúc phạm tới niềm tự hào và lòng tự trọng của ta quá lớn. Nội tâm chúng ta không đủ mạnh mẽ để thừa nhận rằng mình bị đánh gục. Chúng ta nuôi hi vọng người khác có thể hiểu việc họ đã làm và sửa chữa hành động mà không cần ta nói ra. Điều này giống như việc một đứa trẻ mới sinh chưa thuần thục về ngôn ngữ muốn bố mẹ của chúng đoán chúng đang gặp phải vấn đề gì




Ảnh: Matt Hoffman - Unsplash


Thứ hai, chúng ta có thể nổi giận


Một phản ứng khác là vô cùng giận dữ với người khiến ta thất vọng. Tuy nhiên một người mạnh mẽ sẽ không cần một cơn thịnh nộ để tỏ ra là mình mạnh mẽ. 

Sâu thẳm trong ta là cảm giác tan vỡ, bối rối và trống rỗng. Cách duy nhất để ta lấy lại quyền kiểm soát là bắt chước một ông vua đang buồn phiền hay một con hổ bị chế nhạo. Lời lẽ lăng mạ và những hành vi độc ác theo bản năng ngầm hiểu là sự thừa nhận nỗi sợ và thiếu phòng vệ. Nỗi đau ấy vô cùng thấm thía và cách ta giải quyết nó lại càng buồn hơn. 


Thứ ba, chúng ta có thể trở nên lạnh lùng vô cảm


Phải rất can đảm ta mới dám thừa nhận sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của ai đó trong cuộc sống của mình. Thay vào đó, ta sẽ dễ dàng tạo nên một bức tường của sự thờ ơ và lãnh đạm. Vào chính thời điểm ta dễ tổn thương về mặt cảm xúc, chúng ta khẳng định rằng mình chẳng cảm thấy gì hay sẽ để tâm. Sẽ không đơn giản để đánh lừa mình để chịu đựng được việc cứ ôm mãi những nỗi đau. Trở nên vô cảm sẽ tốt hơn mối nguy từ việc hoàn toàn còn sống. 


3 cách phản ứng trên đã dẫn ta tới 3 dấu mốc của sự trưởng thành về mặt cảm xúc:


Đầu tiên, khả năng giải thích 


Khả năng giải thích nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại là một thành tựu. Khả năng này giúp giải thích nguyên nhân vì sao ta buồn với người khiến ta đau khổ, để ta tin rằng những tổn thương không khiến mình trở nên đáng thương hay bất hạnh. Với một chút may mắn, ta đã tìm được cách để được người khác thấu hiểu, những người mà tận sâu bên trong ta biết họ không có ác ý. 


Thứ hai, khả năng giữ bình tĩnh


Một người trưởng thành sẽ hiểu rằng việc thể hiện bản thân ở một thời điểm nào đó luôn là một sự lựa chọn. Điều này cho họ lòng tin để chấp nhận mọi việc để rồi đáp trả bằng vũ lực. Người trưởng thành đủ yêu bản thân để không quan tâm tới sự chế nhạo và bôi nhọ của người khác.



Ảnh: Jmark - Pexels


Thứ ba, khả năng bị tổn thương


Tuy biết rằng cái giá của việc gần gũi với một ai đó là sự tổn thương nhưng một người có sự chín chắn về cảm xúc vẫn chấp nhận điều đó. Tâm hồn họ đủ mạnh mẽ, dám chấp nhận khuyết điểm của nhau để duy trì một mối quan hệ. Họ không ngại ngần nói với cả người đã từng chế nhạo họ rằng mình đang cần sự giúp đỡ. Cuối cùng, họ tin rằng khóc chả có gì là sai và họ hoàn toàn được quyền tìm một người có thể chấp nhận con người thực sự của mình. 


Ba đặc điểm kể trên là 3 đặc tính cơ bản cho thấy sự trưởng thành về mặt cảm xúc: năng lực giao tiếp, sự điềm tĩnh và khả năng bị tổn thương.

Ba đặc tính này có thể được hình thành trong thời thơ ấu tốt đẹp và ấm áp. Nếu không chúng ta sẽ cần luyện tập trải nghiệm để có được trong quá trình trưởng thành. Điều này tương tự như sự khác biệt giữa việc học một ngoại ngữ khi còn nhỏ hay đã lớn. Sự so sánh này ít nhất đã cho ta tưởng tượng ra những thách thức phía trước. Không có gì phải xấu hổ về sự thiếu hiểu biết của bản thân ở hiện tại. Ít nhất, một nửa trong số chúng ta không được nuôi dưỡng trong vùng đất của sự thấu hiểu cảm xúc. Chúng ta có thể chưa từng nghe được những người lớn quanh mình nói một thứ phương ngữ trưởng thành về mặt cảm xúc.

Chính vì vậy, dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần quay lại trường học bằng sự kiên nhẫn và lòng tin, dùng từ 5 đến 10.000 giờ để học thứ ngôn ngữ phức tạp mà đẹp đẽ - ngôn ngữ của sự trưởng thành cảm xúc. 


_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _


Dịch bởi : Van Anh

Biên tập : Mahoney Queen

Nguồn bài viết : https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-ultimate-test-of-emotional-maturity/


BẢN THẢO
Bài viết liên quan