Cách thuần hóa tiếng nói “chỉ trích bản thân”

Một trong những khía cạnh tẻ nhạt khi tâm trí chúng ta có vấn đề, đấy là chúng ta cần phải quan tâm đến cách chúng hoạt động nhiều hơn những người không gặp khó khăn này, tức là chúng …

Một trong những khía cạnh tẻ nhạt khi tâm trí chúng ta có vấn đề, đấy là chúng ta cần phải quan tâm đến cách chúng hoạt động nhiều hơn những người không gặp khó khăn này, tức là chúng ta phải trở thành người sửa chữa nội tâm mình, vì dường như có thứ gì đó đang làm tổn thương ta từ tận sâu bên trong.

Có một thứ suy nghĩ độc hại luôn khiến con người ta chùn bước, đấy là chúng ta gần như lo lắng thường trực, tự phê bình, tự chán ghét bản thân và phiền não bởi cảm giác rằng chúng ta không xứng đáng tồn tại. Chúng ta đoan chắc rằng, bản thân không đủ tốt. Không bao giờ là tốt. Không bao giờ.

Tâm lý học hướng chúng ta đến một phần của tâm trí được gọi là “lương tâm”, một bộ phận theo dõi xem chúng ta có đang thực hiện đúng các nghĩa vụ, đáp ứng đúng với nhu cầu của thế giới, cũng như điều hòa những khao khát và lòng ham muốn trong bản năng của con người chúng ta. Lương tâm theo dõi mức độ nỗ lực chúng ta trong công việc, lập tỷ lệ giữa thời gian nghỉ ngơi thoải mái và thời gian mà ta phải lao động trong lo lắng, cũng như là mức độ nhạy cảm của các ham muốn nuông chiều bản thân. Lương tâm là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc chúng ta khi nào là chơi đủ rồi, hẹn hò đủ rồi và ăn thế là đủ rồi.

Tuy chức năng này nghe có vẻ hữu ích, nhưng đối với nhiều người trong chúng ta, lương tâm đã được hình thành theo hướng rất ư là thiếu-cân-bằng. Thay vì thỉnh thoảng nhẹ nhàng thúc đẩy chúng ta hướng về các giá trị đức hạnh, nó luôn la hét, phỉ báng và tấn công chúng ta vì những thất bại nó nhận thức được: nó cho chúng ta biết rằng không có gì chúng ta làm là đủ tốt, rằng chúng ta không có quyền nghỉ ngơi cho dù chỉ là một buổi chiều, rằng không có ích gì trong việc thư giãn hay tận hưởng bản thân – và điều tồi tệ nhất đang đến với chúng ta vì bản chất tội lỗi của chính chúng ta. Lo lắng và tự khinh thường đã trở thành hai trạng thái mặc định của chúng ta.

Freud có cái nhìn tuy đơn giản nhưng sâu sắc rằng lương tâm được hình thành từ dư âm của tiếng nói cha mẹ chúng ta, đặc biệt (thường là) cha chúng ta. Freud gọi lương tâm là “siêu ngã” (superego), và cho rằng nó vẫn tiếp tục thì thầm trong tâm trí chúng ta như cách mà cha đã từng dạy bảo chúng ta.

Đối với những người may mắn, khi có một người cha biết lẽ phải, lương tâm của chúng ta sẽ trở nên nhân từ. Nếu ta thất bại hôm nay, ta có thể thử lại lần sau. Nếu ta không được yêu thích, chúng ta vẫn có giá trị. Chúng ta xứng đáng được nghỉ ngơi. Tình dục là thứ được cho phép. Đãi ngộ là một phần của cuộc sống. Chúng ta có thể không làm gì trong một thời gian. Và chúng ta dù là như thế thì vẫn hoàn toàn ổn với chính bản sắc của riêng mình.

 Nhưng đối với những người khác trong chúng ta, lương tâm lại cứ thích tua đi tua lại mãi những lời cay nghiệt từ các hình phạt của phụ huynh. Khi mọi thứ diễn ra không như ý, ta nhanh chóng kết luận rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu chúng ta…chết cho rồi. Một trong những bước chúng ta có thể thực hiện để hướng tới một cuộc sống tinh thần lành mạnh hơn đó là nhận ra, nhận thức một cách đúng đắn rằng, à…đang có một kịch bản cứ liên tục tua đi tua lại trong đầu ta. Nghe có vẻ lạ khi nói nhưng thông thường chúng ta không nhận ra tiếng nói ấy. Việc tự phê bình đã trở nên quá quen thuộc để được chú ý, như thể nó là một chuyện hiển nhiên và định nghĩa chúng ta là ai. Chúng ta không thể vẽ một lằn ranh rạch ròi giữa cái con người chỉ trích cay nghiệt đang tồn tại trong tâm trí chúng ta với cuộc đời chúng ta được.

Do đó, bước quan trọng đầu tiên là học cách đặt khoảng cách giữa bản thân và lương tâm. Chúng ta nên xem lương tâm của mình như một nhân vật nào đó. Và hãy tự nhủ rằng: “Có một tên chỉ trích đang trừng phạt nội tâm tôi và điều đó rất không công bằng đối với tôi, thậm chí hắn đang cố giết tôi. Hắn đang trò chuyện với tôi, bên trong tôi, nhưng đó không phải là tất cả những gì tôi đang có – đó chỉ là phần con người hình thành từ tuổi thơ và tôi thì đang học cách để loại bỏ hắn hoàn toàn khỏi tâm trí mình thôi”.

Sau đó, chúng ta có thể chất vấn tên chỉ trích ấy. Có thực sự công bằng khi nói rằng cuộc sống của chúng ta hoàn toàn vô giá trị không? Chắc chắn là chúng ta đã có lúc không tốt, nhưng chúng ta có thực sự không đáng nhận được một lòng trắc ẩn hay một sự tha thứ nào? Chẳng lẽ không có phần nào trong chúng ta tốt sao? Liệu chúng ta có bao giờ nghĩ đến việc đối xử với một người bạn (hoặc thậm chí là kẻ thù) như cách chúng ta đang đối xử với chính mình không?

Ta không có lựa chọn trong việc chúng ta phải lắng nghe ai khi còn nhỏ, nhưng chúng ta có quyền tự quyết vào lúc này. Chúng ta có thể tái tạo lại tâm trí của mình, bằng cách nhận ra khi nào nó đang bị “ngộ độc” bởi những lời chỉ trích. Chúng ta phải loại bỏ những thói quen thiếu lành mạnh và đáng nghi ngại. Không ai muốn sống với cảm giác rằng họ chỉ là sự dư thừa; cảm giác này nằm trong quá khứ và nó không nhất thiết là phải ở tương lai.

Để đào tạo bản thân, chúng ta cần những người khác – những người có thể yêu thương chúng ta và lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những quan điểm tử tế. Chúng ta cần phải tin tưởng vào họ (không phải là một động thái dễ dàng đối với những người ngay từ đầu đã cảm thấy không xứng đáng) và yêu cầu sự giúp đỡ của họ trong việc thuần hóa những “nốt nhạc” khó chịu bên trong. Chúng ta nên ngừng cố tỏ ra can đảm trước những cuộc chiến nội tâm. Chúng ta có thể nói rõ với người khác rằng: “Bạn ở đây để giúp tôi với những lời chỉ trích trong tôi, và để cho tôi cái nhìn mới về sự tự trừng phạt và tuyệt vọng của bản thân”. Đôi khi chúng ta cảm thấy tức giận trước việc phải chung sống với một nhà phê bình trong đầu, và tự hỏi rằng tại sao nỗ lực đầu tiên mà ta cần thực hiện lại là tha thứ cho cái tên hay chỉ trích ấy và cho cả bậc phụ huynh, người đã góp phần “truyền cảm hứng” cho nhà phê bình kia và đổ lỗi cho chúng ta vì sự ngu muội của bản thân. Nhưng tất cả những gì chúng ta có thể làm, là tha thứ, tha thứ vì bản thân ta.

 Chúng ta cần cảm thấy có lỗi với bản thân và khó chịu khi người không biết cách dịu dàng với chúng ta. Tất nhiên, đôi khi chúng ta cần tự nâng cao sức mạnh và cố gắng nhiều hơn nữa. Thành quả thực sự là biết cách ở bên bản thân một cách nhẹ nhàng và rộng lượng nhất.

Dịch: eMKay

Biên tập: Vũ Dương

Minh họa: Nguồn hình ảnh từ: adfinternational.org, harveymackay.com, iamfy.co, medium.com, kindnessblog.com

Nguồn bài viết: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/taming-a-pitiless-inner-critic/

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

The Tree Of Life (Page): https://www.facebook.com/TheTreeOfLifeVN/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan