Cảm giác "Là một phần của gia đình” nơi công sở có thể hỗ trợ nhân viên phát triển những điểm mạnh

Thể loại ngôn ngữ được sử dụng trong các quy tắc ứng xử dẫn đến nhiều hành vi khác nhau vì nó thay đổi cách mọi người nhìn nhận về nhóm hoặc tổ chức...


Các quy tắc ứng xử, cho dù được nêu trong sổ tay của nhân viên hay được niêm yết công khai trên bảng thông báo tại nơi làm việc, thường sẽ tạo cảm giác lạ lẫm cho những nhân viên mới khi lần đầu tiên được tiếp xúc đối với văn hóa "độc đáo" và các tiêu chuẩn đạo đức của một tổ chức. Tuy nhiên, trong khi đặt những tiêu chuẩn này dưới góc độ thân thiết hơn theo nghĩa "chúng ta là người một nhà" có thể giúp khích lệ những cảm xúc ấm áp, gần gũi giữa mọi người trong cộng đồng, theo một nghiên cứu của Khoa học Tâm lý cho thấy rằng những hành vi ích kỉ, quá coi trọng cá nhân đôi khi có thể dẫn đến việc bị xem là thiếu trung thực, làm gia tăng các hành vi phi đạo đức.


“Thể loại ngôn ngữ được sử dụng trong các quy tắc ứng xử... dẫn đến nhiều hành vi khác nhau vì nó thay đổi cách mọi người nhìn nhận về nhóm hoặc tổ chức”, theo các nhà tâm lý học Maryam Kouchaki (Đại học Northwestern), Francesco Gino (Đại học Harvard) và Yuval Feldman (Đại học Bar-Ilan, Israel).



Mặc dù việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong môi trường công sở có vẻ sẽ tạo cảm giác xa cách hoặc lạnh lùng với đối phương khi đề cập đến bất kì cá nhân nào với tư cách là nhân viên hoặc thành viên của một nhóm (ví dụ: “[Tên nhóm] đánh giá tính chính trực trong tất cả các khía cạnh của công việc của nhóm”), nó cũng phác họa cho chúng ta thấy rằng nơi làm việc như một môi trường trao đổi kinh tế giữa người với người không hơn không kém, Kouchaki và các đồng nghiệp giải thích rằng các tiêu chuẩn đạo đức sẽ được thực hiện một cách chính thức. Tuy nhiên, những ngữ điệu khách quan (ví dụ: '’ Chúng tôi đánh giá cao tính trung thực trong tất cả các phần của công việc của các bạn"), có xu hướng đồng nghĩa với ý tưởng cho rằng nhân viên " là một phần của gia đình", nghĩa là hành vi sai trái của họ thường được dung túng và tha thứ hơn, có thể đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn.


Kouchaki và các đồng nghiệp đã khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ, nhận thức về sự nồng nhiệt, ân cần và hành vi đạo đức thông qua một loạt tám thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và được khảo sát với 1.443 người tham gia, cũng như phân tích tình trạng bất lợi và các hành vi sai trái của công ty tại 188 công ty ngoại thương.



Theo một trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã trình bày cho 203 người tham gia trực tuyến các quy tắc ứng xử đã được áp dụng trong phòng thí nghiệm mà họ đang làm việc bằng cách sử dụng những từ khóa theo chức danh của “thành viên” hoặc “nhân viên” hoặc ngôn ngữ chung, thông dụng như cách xưng hô “chúng tôi”. Những người được hỏi trong tình huống chung cho biết họ cảm thấy không gian trở nên ấm áp hơn - nghĩa là tử tế hơn, hợp tác hơn và đồng cảm hơn - và ít có khả năng hạn chế những hình phạt vì phạm lỗi hoặc bị đối xử nghiêm khắc hơn những người trong trường hợp dùng ngôn ngữ khách sáo. 


Trong một cuộc điều tra thực tế tiếp theo, Kouchaki và các đồng nghiệp đã thuê 141 chuyên gia nhập dữ liệu trong vòng hai tuần thông qua một nền tảng làm việc freelancing trực tuyến để hoàn thành một loạt các cuộc khảo sát và các nhiệm vụ khác trong khoảng thời gian 2 tuần. Hai trong số những nhiệm vụ đó, những người tham gia được phép gian lận trong khi báo cáo số lượng hình ảnh xác thực (chuỗi số và ký tự có trong một hình ảnh không rõ ràng, mơ hồ) mà họ đã hoàn thành, với những người báo cáo đã nhập 35 chuỗi văn bản trở lên sẽ kiếm thêm 2 đô-la tiền thưởng. Tuy nhiên, những người tham gia không hề hay biết, hiệu suất làm việc của họ được theo dõi, giám sát thường xuyên, cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện các báo cáo sai phạm, thiếu trung thực.



Trong thời gian làm việc ở tuần đầu tiên, 40% những người hiểu biết quy tắc ứng xử chung "chúng tôi" khi nhận việc đã chọn gian lận, so với 24% những người không tuân thủ quy tắc và 14% những người làm theo quy tắc giao tiếp cộng đồng. Trong tuần thứ hai, sự khác biệt thậm chí còn rõ rệt hơn, với 19% người tham gia theo khuynh hướng của những quy tắc phổ biến chọn gian lận so với chỉ 2% người còn lại.


Kouchaki và các đồng nghiệp cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ cộng đồng và hành vi phi đạo đức trong thực tiễn của những nhà kinh doanh ở thế giới thực. Trong số 188 công ty ngoại thương được đưa vào nghiên cứu, những công ty sử dụng ngôn ngữ chung trong quy tắc ứng xử của họ có nhiều khả năng bị truy tố hoặc dàn xếp cho những hành vi vi phạm đạo đức bất hợp pháp.


Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc nhấn mạnh thực thi có thể giúp cải thiện rất nhiều hành vi đạo đức - bí quyết là tìm ra sự cân bằng nhận thức giữa việc tỏ ra là một nhà tuyển dụng niềm nở, gần gũi và dễ chịu đồng thời chỉ ra rằng hành vi sai trái sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.


----------

Dịch bởi: Moa 

Biên tập: Ori

Nguồn ảnh:

  • By Helena Lopes from Pexels
  • By Pixabay from Pexels
  • By Cori Rodriguez from Pexels

Tham khảo: Feeling Like “Part of the Family” Could Lead Employees to Take Advantage <https://www.psychologicalscience.org/news/minds-business/feeling-like-part-of-the-family-can-cause-employees-to-take-advantage.html>

----------

BẢN THẢO
Bài viết liên quan