Chúng ta chỉ nghe chứ chúng ta không lắng nghe. Chúng ta ở trong một xã hội nơi mà chúng ta không phải lúc nào cũng quan tâm tới những gì người khác nói bởi vì tất cả những gì quan trọng là những thứ chúng ta thấy thuyết phục. Lắng nghe là một thái độ sống không phải lúc nào cũng được áp dụng. 

Theo một số nghiên cứu của Daniel Goleman, những người đạt được thành công trong công việc thường là những người dễ tiếp thu và có nhiều mối quan tâm hơn. Những người có khả năng gần gũi và lắng nghe có quyền kiểm soát tình huống và nguồn lực nhiều hơn. 

Người biết lắng nghe sẽ nhận biết được sự tĩnh lặng của chính mình, ngay cả cử chỉ tinh tế nhất của người trước mặt, bởi vì nói chuyện là điều cần thiết nhưng lắng nghe là một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết. 

Giao tiếp không dựa trên việc phát đi một thông điệp giữa hai hay nhiều người. Giao tiếp còn phụ thuộc vào tính cách, trí tuệ cảm xúc và sự đồng cảm của chúng ta. Chúng tôi mời bạn suy ngẫm về điều này


“Ồn ào nội tâm” hạn chế khả năng lắng nghe của chúng ta 

Chúng ta nói quá nhiều nhưng lại không lắng nghe. Theo nhà kinh tế học và phát thanh viên Otto Sharmer, mọi người nên cởi mở xuất phát từ trái tim mình. Đó là cách họ có thể chạm tới tầng sâu nhất của cảm xúc và trở nên dễ tiếp thu hơn.

Nếu tạo hóa đã trao tặng cho chúng ta đôi tai, nó không chỉ để chúng ta có thể nghe được mà còn để chúng ta có thể học cách lắng nghe. Bây giờ, nếu trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể làm điều đó hoặc làm điều đó không đủ hiệu quả thì đó là do sự can thiệp của “những ồn ào nội tâm”:

• Chúng ta lắng nghe với chế độ “lái tự động” được bật lên và với những thói quen mà chúng ta có mỗi khi chúng ta không muốn người khác thuyết phục chúng ta về những điều mà chúng ta cho là đã biết. 

• Chúng ta chỉ tập trung vào bản thân mình và vào “nhưng theo tôi được biết là…”.

• Chúng ta thường hạn chế khả năng của chính mình khi chỉ lắng nghe những điều xác nhận một cách có chọn lọc các niềm tin của chúng ta.

Nếu quy luật cơ bản của các mối quan hệ giữa con người với nhau là khả năng kết nối của chúng ta, thì chúng ta nên gạt tính cá nhân này sang một bên và lời đồn về chủ nghĩa cá nhân đó dựa trên hàng rào chắn xung quanh chữ “Tôi”, để cho phép bản thân cởi mở ở mức độ thỏa đáng với môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ giải thích cách thức. 


Khi việc chúng ta lắng nghe từ trái tim là một nghệ thuật

Wilbur Schramm, một chuyên gia nổi tiếng về các mô hình giao tiếp, giải thích rằng khi thiết lập một cuộc đối thoại, điều quan trọng không phải là bản thân những thông điệp, mà là trạng thái cảm xúc của các bên tham gia. Nó có thể được tóm gọn lại trong một câu kiểu như “Tôi đáp lại dựa trên những gì mà tôi cảm thấy chứ không dựa trên những gì mà tôi nghe thấy.

Tâm trí chúng ta nói chuyện với chúng ta mọi lúc: nó hòa vào với những sự kiện không rõ ràng trong quá khứ, những khát khao không được thỏa mãn, nỗi sợ hãi, những quan điểm hạn chế, những niềm tin khắt khe, những lo lắng và những cảm xúc. Đôi khi, chúng ta gần như không thể thoát khỏi tất cả những điều này để kết nối với những người đang đứng trước mặt mình.  

Nếu tâm trí bạn lúc nào cũng giam hãm bạn với những tiếng ồn ào của nó, bạn nghĩ khả năng lắng nghe của mình sẽ như thế nào?

Hãy làm lặng yên tâm trí và “giảm tốc””

Như bạn biết đấy, sống “chậm” đang rất thịnh hành. Nó thực sự là một triết lý sống cần được áp dụng bởi vì điều chúng ta cần cho sự tồn tại là hoạt động nhanh. 

Hãy nghĩ về khả năng giảm tốc độ lại một chút của bản thân để kiểm soát những thứ xung quanh và giải phóng tâm trí để tận hưởng hiện tại một cách trọn vẹn hơn. Hàng ngày hãy ngắt kết nối với những ồn ào bên ngoài (điện thoại, giao thông, TV) để làm việc với những tiếng ồn bên trong và dọn sạch chúng. 


Phát triển trực giác của bạn

Trực giác có liên quan gì đến khả năng lắng nghe của chúng ta? Trực giác là có khả năng không giả định về mọi việc trước khi lắng nghe. Đó là biết khi nào cần chú ý với một trái tim rộng mở và một tâm trí trong trẻo, không có những định kiến hay những niềm tin giáo điều.

Đôi khi chỉ cần nhìn người nói với một nụ cười và một ánh nhìn thân thiện cũng đủ khiến cho họ biết được rằng bạn hiểu họ. Cảm nhận những cảm xúc của người khác chính là trao đi sự thấu cảm trong khi trò chuyện. Nó mang tới sự gần gũi và hiểu biết lẫn nhau. Biết cách cảm nhận là có khả năng nói những điều mà chúng ta cần phải nói đúng lúc và không bị bế tắc với những câu từ kiểu như “Tôi đáng lẽ nên nói với anh ấy, tôi đáng lẽ nên nói với anh ấy có hoặc không, rằng chúng tôi nên thử lại một lần nữa…”

Hãy tiếp thu những ý kiến, quan điểm của người khác, cho phép bản thân bạn được cảm nhận và học hỏi

Chúng ta nói quá nhiều và lại không lắng nghe mọi người xung quanh chúng ta theo cách mà chúng ta nên lắng nghe, trong thực tế, những ý kiến và kinh nghiệm của họ có thể khiến chúng ta thích thú hoặc giúp ích cho chúng ta. 

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà chúng ta thích xem những gì mà bạn bè viết trên mạng xã hội hơn là gặp mặt họ trực tiếp để lắng nghe những gì họ có thể nói với chúng ta. Hãy tiếp thu mọi thứ xung quanh bạn, hãy mở rộng tâm trí và cho phép bản thân được tự do hơn, tò mò hơn. Đôi khi chỉ một trò chuyện đơn giản cũng có thể mang đến cho bạn một sự khai sáng, một thay đổi cá nhân thực sự. Hãy để bản thân trải nghiệm nó.

Lắng nghe là việc cảm nhận những người khác như thể là một phần của chúng ta, không có những rào cản, hãy ấp ủ sự hiện diện của họ một cách tự do, chân thành, và thấu cảm…



Dịch: OnTheClouds

Nguồn: https://exploringyourmind.com/not-listen-pay-attention-listen-respond/

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

The Tree Of Life (Page): https://www.facebook.com/TheTreeOfLifeVN/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan