Ghét gia đình mình nhưng tôi yêu người lạ

Sự căm ghét của một người đối với gia đình thường bắt đầu bởi vì cảm thấy bản thân không đủ tốt theo một cách nào đó hoặc bị ngược đãi nghiêm trọng.

Gia đình giống như một vũ trụ thu nhỏ, nơi chúng ta học cách trở thành thành viên của xã hội lớn. Không có gia đình hoàn hảo, không có con người hoàn hảo và cũng không có xã hội hoàn hảo.

Mỗi gia đình đều trải qua những tổn thương, rối loạn tinh thần và trống rỗng ở thời điểm nào đó. Tuy nhiên, đôi khi nó ở mức độ lớn và để lại những vết sẹo rất sâu. Dù nhỏ hay hiển nhiên, sự ghét bỏ luôn thường trực trong các gia đình. Mặc dù nghe có vẻ nghịch lý, nhưng điều này cũng không loại trừ sự tồn tại của tình yêu vĩ đại. Tình cảm con người là thế: mâu thuẫn và mâu thuẫn. Các gia đình không gạt bỏ được sự thật này, và đó là lý do tại sao những mối hận thù và sự nhỏ nhen khá bình thường. Nhưng đôi khi đó không chỉ là những hận thù vụn vặt, mà nó to lớn đến nỗi khiến các mối quan hệ trong gia đình bị rạn nứt nghiêm trọng. Một vài người trên thế giới công khai tuyên bố từ chối hoàn toàn gia đình. Họ ghét hay thậm chí cảm thấy xấu hổ vì mối liên kết đó. Điều buồn cười là đồng thời bày tỏ sự đánh giá cao và ngưỡng mộ đối với những người lạ, những người không phải là thành viên của gia đình họ.



Nguồn ảnh: Dreamstime


Vì sao mà một người nào đó lại ghét gia đình của họ?


Về mặt di truyền và xã hội, ta là một phần không thể tách rời, không thể chia cắt trong gia đình trực hệ của chúng ta. Mặc dù vậy, nhiều người cảm thấy bị gia đình từ chối và không được yêu thương.

Sự căm ghét của một người đối với gia đình thường bắt đầu bởi vì cảm thấy bản thân không đủ tốt theo một cách nào đó hoặc bị ngược đãi nghiêm trọng. Sự thất bại xảy ra khi lớn lên cùng những kỳ vọng cao nhưng không được đáp ứng, khi gia đình bỏ bê một phần quá trình trưởng thành, hoặc khi được nuôi dạy theo cách không nhất quán - như khi gia đình họ nói một đằng nhưng lại hành động một việc hoàn toàn khác.


Và sau đó là lạm dụng. Điều này bao gồm sự bỏ rơi về thể chất hoặc tình cảm, cũng như lạm dụng bằng lời nói, thể chất hoặc tình dục. Bỏ bê cũng là lạm dụng. Bất cứ điều gì liên quan đến việc phủ nhận giá trị của ai đó một cách có hệ thống đều được gọi là lạm dụng. Một tình huống khác là khi các thành viên trong một gia đình xấu hổ về bản thân hoặc cảm thấy thua kém người khác. Vì vậy họ nuôi dạy những đứa trẻ với lòng tự trọng thấp. Thật không may, điều này gieo mầm hận thù, là một lý do chính khiến một người có thể coi trọng người lạ hơn là gia đình.


Coi trọng những mối quan hệ khác hơn là gia đình


Ở độ tuổi thanh thiếu niên, hầu hết chúng ta đều gặp vấn đề với gia đình. Ta đang trên hành trình tìm ra con người của mình, và điều đó là tự nhiên. Khi còn nhỏ, chúng ta chấp nhận ranh giới gia đình một cách thụ động. Lớn lên theo năm tháng, những câu hỏi tại sao, như thế nào xuất hiện khiến bản thân mỗi người nhìn thấy những mâu thuẫn, căng thẳng.

Bước vào quãng đường thanh thiếu niên, những người lạ bắt đầu có ý nghĩa rất nhiều. ta quan tâm đến những gì bạn bè nghĩ nhiều hơn là cha mẹ của chúng ta. Kết nối gia đình dần trở nên xa lạ, gượng ép. Hầu hết thời gian, mọi người tìm kiếm sự công nhận, nơi cảm thấy được thuộc về từ bên ngoài gia đình.

Không khó để thấy một người có thể bị cám dỗ để đổ lỗi cho gia đình về những thiếu sót của họ. Chúng ta cũng rơi vào bẫy khi tin rằng cuộc sống với những con người xa lạ sẽ dễ dàng hơn đổi với ta.

Ghét gia đình và tôn thờ người lạ là biểu hiện của những xung đột chưa được giải quyết. Mỗi gia đình đều có sự đổ vỡ, bí mật và những điều kỳ quặc của riêng. Thể hiện ghét nơi xuất thân trách cá nhân đó phải chịu trách nhiệm, là cái cớ để không đứng vững trên đôi chân của chính mình. Vấn đề là - nếu chúng ta không vượt qua các vấn đề của mình, chúng ta sẽ rất khó khăn để trở thành những người trưởng thành hạnh phúc và đầy đủ.


Làm thế nào để vượt qua những cảm xúc khó khăn


Mặc dù hầu hết mọi người không thích ý tưởng đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ và ký ức đau đớn trong bản thân, nhưng nếu không chịu chữa lành có thể dẫn đến đau khổ hơn nữa. Khi cơn đau bị đẩy xuống, bị bỏ qua hoặc bị tê liệt, nó có xu hướng bộc phát và tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác của cuộc sống như công việc, các mối quan hệ khác của bạn, cũng như cái nhìn chung của bạn về bản thân và thế giới.


Dù lý do khiến mình cảm thấy ghét bỏ gia đình là gì đi chăng nữa. Hãy nhớ rằng tình huống của bạn có thể khác với tình huống của họ và điều đó không sao cả. Quan trọng phải bắt đầu xác định và thừa nhận rằng mình đang trải qua nỗi đau liên quan đến tình trạng đang xảy ra hoặc đã trải qua với gia đình. Hãy cho phép bản thân cảm nhận nỗi đau, ghi nhãn cảm xúc và tìm những cách lành mạnh để xử lý trải nghiệm của bạn.


Mặc dù điều nàycó thể khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vượt qua, nhưng hãy biết rằng bạn có thể tạo ra tiếng nói bên trong của chính mình và hướng đến mục tiêu loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, với một vài cách sau:

  • Hãy dành thời gian để nhận ra những suy nghĩ tiêu cực bên trong bạn.
  • Lưu ý xem giọng nói bên trong nghe có giống giọng nói của bạn không hoặc đó có phải là giọng nói quen thuộc của cha mẹ hay thành viên trong gia đình.
  • Nếu đó là giọng của cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình, hãy dành chút thời gian để đưa ra lời độc thoại nội tâm lành mạnh hơn mà không bao gồm việc tiêu cực tới bản thân.
  • Nếu có thể, hãy viết ra và theo dõi những suy nghĩ tiêu cực và những suy nghĩ mới, lành mạnh hơn của bạn.
  • Tiếp tục nhắc nhở bản thân rằng giọng nói tiêu cực không phải là của mình và dành thời gian để phát triển lành mạnh hơn.
  • Hãy kiên nhẫn với bản thân, vì việc phá bỏ thói quen đã ăn sâu có thể mất một thời gian


Nếu bạn ghét gia đình của mình, điều quan trọng là hãy dành chút thời gian để xem xét lý do tại sao. Sự căm ghét thường không xuất hiện từ đầu, hành vi này được tạo ra như thế nào? Nó được học ở đâu? Điều này không làm cho hành vi lạm dụng, gây tổn thương, từ chối có thể chấp nhận được, nhưng có thể giúp bạn biết rằng những gì bản thân đang trải qua không phải vì con người của bạn, mà là vì những gì họ đã trải qua trước đây với những người khác. kéo dài và phóng chiếu vào bạn mà thôi.

-----

Tác giả: Dreameera 

Nguồn ảnh bìa: Pexels

BẢN THẢO
Bài viết liên quan