-Ôi. Con không thể. Con không thể. Con chỉ muốn chết thôi. Con chỉ muốn chết...hu hu con chỉ cần chết đi thôi mà.
-Nghe này con yêu. Ở đó có rất nhiều người giống con. Con sẽ cảm thấy khá hơn khi ở đó. Mẹ xin con đấy, làm ơn. Làm ơn đi mà!
Sau một hồi đôi co và khóc lóc ỉ ôi thì cuối cùng tôi cũng phải chiều theo ý của bà. Chúng tôi lái xe vào một trung tâm nằm giữa lòng thành phố. Nó giống như một câu lạc bộ chữa lành dành cho những kẻ khuyết tật về tinh thần. Một tình nguyện viên niềm nở đưa tôi vào trong, trong lúc mẹ đợi tôi ở bãi đỗ xe cho đến khi mọi chuyện kết thúc. Tôi không thích chuyện này chút nào. Làm sao mà tôi có thể thoải mái trải lòng mình với bọn họ được cơ chứ? Trước giờ tôi chỉ luôn một mình chống đỡ, một mình gặm nhấm đau thương. Trước giờ vẫn vậy. Vì tôi sẽ cảm thấy rầy rà và e ngại. Vậy thì làm sao mà tôi có thể?
Cô ta dẫn tôi đến giới thiệu với từng người và tôi chỉ dùng thái độ lạnh nhạt chào bọn họ. Mỗi cái tên do cô ta đọc lên lập tức bị xóa đi bởi các biệt hiệu kèm theo vang lên trong tôi. Đó là Bà Béo, Ông Nhiều Xương, Cô Tàn Nhang, Anh Đeo Kính, Bà Hom Hem và Ông Lịch Sự. Tất cả đều ngồi thành một vòng tròn, nom thì bọn họ có vẻ rất thân mật với nhau. Tôi cảm thấy vậy.
-Ông ấy sẽ nói “ Mình là gánh nặng. Mình là gánh nặng. Mình là gánh nặng.” Và tôi sẽ bảo ông ấy “ Không. Không”. Nhưng phải. Ông ấy đúng là gánh nặng… - Anh Đeo kính say sưa cho đến khi được giải tỏa.
Cô Tàn Nhang bắt đầu nói. Trông cô ta có vẻ là hội trưởng ở đây. Tôi để ý thẻ hội viên thì biết được cô ta vào đây trước tôi hơn một tháng.
-Giờ ta dành ít thời gian cho bất cứ ai mới tới muốn trò chuyện nào. Vậy có ai không ạ? Nếu đây là lần đầu hay lần thứ hai tham gia cùng chúng tôi thì cứ thoải mái nhé!
Tất cả đều đồng ý. Còn tôi kiểu. Cái gì? Thoải mái sao? Tôi chỉ vừa mới đến thôi đấy. Thì làm sao mà thoải mái cho được. Tôi nghĩ bụng.
-Cô Lisa, vậy cô có muốn… - Cô Tàn Nhang hỏi tôi.
Tôi đáp nhanh - Có lẽ là không.
Cô Tàn Nhang nói tiếp - Được, không ép đâu.
Bà Hom Hem thỉnh thoảng lại húng hắng ho đứng lên nói. Dường như cả buổi, chủ yếu tôi thấy là bà chỉ toàn ho là ho. Có vẻ bà ta gặp vấn đề về phổi.
-Và rồi con trai tôi. Khụ khụ...con trai tôi bị chứng tâm thần phân liệt khi nó lên 16 tuổi. Nó tự treo cổ và chết trong phòng tôi. Và rồi nó buộc tội tôi trong lá thư tuyệt mệnh khụ khụ...vì đã nhồi nhét nhiều vào đầu nó. Đó là cuộc đời của tôi. Là điều làm tôi bị hủy hoại.
Bà Hom Hem là một trường hợp “Kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh” điển hình. Con trai bà ta bị bệnh tâm thần phân liệt. Anh ta tự tử bằng cách treo cổ do chứng hoang tưởng. Và dĩ nhiên thư tuyệt mệnh là đổ lỗi cho bà. Đó là lý do vì sao bà có mặt tại đây cùng chúng tôi. Chúng tôi? Ôi các bạn! Lạy Thánh A la! Hình như tôi đã bắt đầu có kết nối với bọn họ rồi. Hoặc có lẽ là hàng rào tự vệ mà tôi xây dựng lên đã bị phá sạch trước những lời trải lòng của bọn họ.
Đến lượt Bà Béo nói. Ừm, phải nói thế nào nhỉ? Cách bà ta trải lòng quá chậm chạp. Nhưng vì bà ta nói chậm nên tôi có thể nghe ra được cảm xúc của mất mát và trống rỗng.
-Tên tôi là Elizabeth... Mẹ tôi...mất một tuần trước...Nên tôi đến đây...để thử xem...Tôi không thích...những chuyện thế này cho lắm...Nhưng tôi...từng đến nơi thế này...vài ba năm trước...Chà...tôi đã bị ép phải tới và tôi đoán là nó...Tôi đoán nó đã giúp ích. Nên, ừm... Mẹ tôi đã già...và bà không còn minh mẫn...vào giây phút cuối đời...Và gần như chúng tôi...đã xa cách từ trước lúc đó…nên cũng không thực sự là cú sốc lớn...Nhưng...tôi có yêu quý bà. Và bà đã có một cuộc đời không yên bình...
-Bố của tôi bị trầm cảm thần kinh và tự bỏ đói mình đến chết. Và bố tôi đã chết đói khi tôi còn là đứa bé. Nó không hề dễ chịu chút nào. Và chuyện đó đã ám ảnh tôi suốt một thời thơ ấu. Và giờ thì tôi cũng bị trầm cảm. - Ông Lịch Sự trải lòng.
-Vợ tôi cuối cùng bắt thực thi một quy tắc không tiếp xúc. Điều đó đã kéo dài tới khi vợ tôi mang thai con trai. Tôi không cho bà ở bất cứ đâu gần mình. Đó cũng là lý do tôi đưa con trai mình cho bà ấy, người bà ấy đã lập tức quắp lấy. Và rồi tôi cảm thấy tội lỗi lần nữa. Và rồi tôi nhận ra lỗi là do mình. Hay không phải là lỗi của tôi. Nhưng tôi bị đổ lỗi. Tôi… - Ông Nhiều Xương giãi bày.
-Và ông cảm thấy mình bị đổ lỗi vì điều gì? - Tôi hỏi.
-Tôi không biết. - Ông Nhiều Xương trả lời.
Bên ngoài trời mưa tầm tã.
Buổi chữa lành kết thúc sau hơn 2 tiếng đồng hồ. Nhìn chung là suốt buổi, tôi chỉ nói được hai câu. Rất may là không ai phát hiện ra điều đó. Và tôi thầm biết ơn điều này cho đến khi Cô Tàn Nhang đuổi theo và liên tục gọi tên tôi.
-Lisa...Lisa...Lisa
Cầm chặt dù trên tay, tôi cố gắng bước nhanh hơn và tảng lờ đi tiếng gọi. Nhưng rồi cuối cùng tôi buộc phải dừng lại. Tôi quay người lại thì nhìn thấy Cô Tàn Nhang ướt sũng.
-Có chuyện gì ư?
-Không. Chỉ là tôi có thứ này muốn đưa cho cô.
-Ồ. Vậy sao.
Nói đoạn, Cô Tàn Nhang lấy một cuốn sổ da màu đen từ balo ra.
-Cuốn sổ này là Cha Xứ tặng cho tôi. Và giờ thì tôi muốn tặng nó lại cho cô, Lisa.
-Nhưng tại sao? - Tôi không hiểu vì sao đột ngột Cô Tàn Nhang lại tặng nó cho tôi.
-Tôi chỉ cảm thấy cô giống tôi của trước đây. Và tôi nghĩ là cô sẽ cần nó.
Sau khi về nhà, tôi lật cuốn sổ ra và nghiền ngẫm.
“ Vào thời gian đau buồn xé ruột, cha Henri Nouwwen đã viết những lời sau trong quyển nhật ký: Thách thức lớn nhất là sống thấu suốt nỗi đau của mình thay vì nghĩ thấu suốt những nỗi đau. Khóc tốt hơn là lo lắng, cảm nhận nỗi đau tốt hơn là tìm hiểu nỗi đau, để chúng bước vào trong thinh lặng của mình tốt hơn là nói về chúng. Lựa chọn mà anh liên tục đối diện là anh đang đưa nỗi đau của mình tới cái đầu hay tới trái tim.
Một phần chúng ta hiểu chính xác điều cha nói, kể cả khi một phần khác của chúng ta tự nhiên sẽ kháng lại lời khuyên của cha: Trong chúng ta có phần không muốn khóc, không muốn cảm thấy nỗi đau, không muốn đưa nỗi đau của chúng ta tới chỗ thinh lặng, và không muốn đem nỗi đau tới trái tim. Và vậy là, thay vào đó, khi đau buồn, chúng ta lại càng lo lắng và ám ảnh hơn, chúng ta gắng gỗ để tìm hiểu, chúng ta nói liên tu bất tận với người khác, và chúng ta cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng cái đầu chứ không để bản thân chúng ta đơn giản cảm nhận nỗi đau bằng trái tim.
Và đó không phải luôn luôn là chuyện không hay. Với tất cả minh triết của nó, lời khuyên của cha Nouwen cần có một vài dè dặt: Quan trọng là chúng ta cũng đưa nỗi đau của mình lên cái đầu. Trái tim và trí óc cần hài hòa với nhau. Nhưng điều cha Nouwen chỉ ra ở đây là điều mà cha, một con người được phú cho sự mẫn cảm phi thường đối với những gì thuộc về trái tim, đã nhận ra chỉ sau khi trải qua cơn buồn đau tan nát, nghĩa là, chúng ta thường dễ dàng đưa mọi chuyện tới cái đầu hơn là tới trái tim, kể cả khi chúng ta nghĩ rằng mình đâu có làm như vậy.
Chúng ta đưa nỗi đau tới cái đầu và chặn lại dòng nước mắt chữa lành trong tim bằng cách phủ nhận, lý luận giải thích, đổ lỗi, không thừa nhận một cách giản dị và trung thực, và không thừa nhận rằng chính mình đang đau đớn, chính mình bất lực, chính mình yếu đuối, chính mình không phù hợp.
Và tất cả chúng ta đều có rất nhiều dịp làm như vậy: Càng hiểu rõ ràng và nhạy cảm thì chúng ta lại càng bị các nỗi đau hành hạ. Càng trung thực bao nhiêu thì chúng ta càng nhận thức rõ bấy nhiêu về những giới hạn và tính chất không phù hợp của chính bản thân mình. Và càng hào hiệp và thanh khiết bao nhiêu thì chúng ta càng nhận thức rõ về tội lỗi và các phản bội của chúng ta.
Vì vậy lời khuyên của cha Nouwen chứa một thách thức lành mạnh: Khi chúng ta suy sụp vì đau buồn, chúng ta không nên phủ nhận nỗi đau đó, phủ nhận sức mạnh quái ác của nó, hay phủ nhận việc chúng ta bất lực trước nó. Làm như vậy là mạo hiểm biến mình thành chai cứng và cay đắng. Nhưng nếu chúng ta trao cho cơn đau đớn quặn thắt vị trí trung thực của nó, chúng sẽ khơi dòng nước mắt làm cho con tim mềm lại và giãn ra. Sẽ có ích nếu chúng ta nhớ rằng nước mắt là nước muối, cùng một chất với nước của đại dương ban sơ nơi chúng ta khởi thủy. Nước mắt kết nối chúng ta với nguồn gốc của mình và để cho dòng nước ban sơ của sự sống đó lại một lần nữa chảy trong huyết quản chúng ta.
Hơn nữa, khi đưa nỗi đau đến trái tim, khi trung thực thừa nhận sự yếu đuối và bất lực của mình, thì cuối cùng Chúa mới có thể bắt đầu truyền sức mạnh cho chúng ta. Tại sao? Bởi vì chỉ khi chúng ta đã bị suy sụp trong cảnh bất lực hoàn toàn, chỉ khi cuối cùng chúng ta đã ngã quỵ, thì Chúa mới có thể phái thiên thần xuống tiếp sức cho chúng ta, giống như Chúa đã phái thiên thần xuống tiếp sức cho Giê-su trong cơn thống khổ trong vườn Giết-sê-ma-ni. Trevor Herriot nói, chỉ sau khi hoang mạc đã tàn phá chúng ta, thì thiên thần mới đến và tiếp sức cho chúng ta. Đó là lý do tại sao tốt hơn chúng ta nên cảm nhận nỗi đau của mình hơn là tìm hiểu chúng, tốt hơn là khóc thay vì lo lắng. “
Gấp cuốn sổ lại, tôi bắt đầu dành thời gian để cảm nhận nỗi đau của chính mình. Lisa à Lisa, hóa ra là mày đã luôn dùng toàn bộ mọi lý lẽ của cái đầu để ngụy biện cho những lỗi lầm của chính mình. Tôi đã không trung thực với nỗi đau mà luôn che dấu cảm xúc của mình bằng cách lấp đầy nó bởi sự bận rộn. Từ giờ tôi sẽ lựa chọn lối sống emo. Tức là luôn thành thật với mọi cảm xúc thật của mình. Đó là cách mà Cô Tàn Nhang đã làm và đó cũng là cách mà tôi sẽ làm. Thân gửi!
Tác giả Mê Cốc
__________________________________
(*) Cuộc thi Viết Để Trưởng Thành được tổ chức định kỳ 03 tháng/lần. Thông tin chi tiết về cuộc thi vui lòng xem tại: http://bit.ly/CuocthiVDTT
(**) Bản quyền bài viết thuộc về A Crazy Mind và cuộc thi Viết Để Trưởng Thành. Mọi đăng tải lại cần trích dẫn nguồn đầy đủ theo cú pháp: “Tên tác giả – Nguồn: A Crazy Mind – Viết Để Trưởng Thành”.