IQ Và EQ: Yếu Tố Nào Quan Trọng Hơn?

Điều gì quan trọng hơn trong việc quyết định thành công cuộc sống – là sự thông minh về trí tuệ hay sự nhạy bén trong thực tế? Câu hỏi này trở thành trọng tâm trong một cuộc bàn luận …

Điều gì quan trọng hơn trong việc quyết định thành công cuộc sống – là sự thông minh về trí tuệ hay sự nhạy bén trong thực tế? Câu hỏi này trở thành trọng tâm trong một cuộc bàn luận nhằm so sánh tầm quan trọng tương đương nhau của trí tuệ nhận thức (IQ) và trí tuệ cảm xúc (EQ).

Những người ủng hộ cái gọi là “thông minh trí tuệ” cho rằng chỉ số IQ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ công bằng của mọi người trong cuộc sống. Trong khi đó những người ủng hộ cho tầm quan trọng của thứ được gọi là “sự nhạy bén trong đời sống thực tế” cho rằng EQ thậm chí còn quan trọng hơn nhiều. Vậy đâu là câu trả lời đúng?

Hiểu về sự tranh luận giữa IQ vs EQ

Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc của của nhà tâm lý học Daniel Goleman năm 1996 từng đề cập đến EQ (hay chỉ số trí tuệ cảm xúc) có thể thực sự còn quan trọng hơn IQ. Vậy thì tại sao? Một vài nhà tâm lý học tin rằng thước đo chuẩn mực của trí tuệ (Chỉ số IQ) là quá hẹp và không bao quát đủ tất cả những kiểu thông minh của con người. Nhà tâm lý học Howard Gardner cho rằng sự thông minh không chỉ đơn giản là một khả năng tổng quát đơn lẻ. Thay vào đó, ông cho rằng đó thực ra là phức hợp nhiều kiểu trí thông minh và con người thì có thể có thế mạnh ở nhiều lĩnh vực.

Thay vì tập trung vào một kiểu thông minh duy nhất thường được coi như là một nhân tố G, các chuyên gia tin rằng khả năng hiểu và bộc lộ cảm xúc có thể đóng vai trò cân bằng nếu không muốn nói là quan trọng hơn trong việc con người vận hành cuộc sống của mình như thế nào.

Sự khác biệt giữa IQ và EQ 

IQ và EQ được xác định và kiểm tra bằng cách nào? Hãy cùng bắt đầu bằng việc định nghĩa hai thuật ngữ trên để hiểu chúng là gì và chúng khác nhau như thế nào. IQ (chỉ số thông minh) là một con số bắt nguồn từ một bài kiểm tra trí thông minh đã được tiêu chuẩn hóa. Ở những bài kiểm tra IQ thời kì đầu, điểm số được tính bằng cách chia tuổi tâm thần (tuổi phát triển trí tuệ) của cá nhân cho tuổi theo thời gian của người đó và sau đó nhân với 100. Vì vậy, một đứa trẻ ở độ tuổi tâm thần 15 và tuổi theo thời gian là 10 sẽ có chỉ số IQ là 150. Ngày nay, điểm số của hầu hết những bài kiểm tra IQ được tính bằng cách so sánh điểm bài kiểm tra của người thi với điểm trung bình của những người khác trong cùng một độ tuổi.

IQ đại diện cho các khả năng như:

  • Xỷ lý hình ảnh và không gian
  • Kiến thức về thế giới
  • Khả năng lý luận logic và trừu tượng
  • Trí nhớ ngắn hạn
  • Lý luận định lượng

Trong khi đó, EQ là thước đo mức độ trí tuệ cảm xúc của một người. Nó đề cập tới khả năng nhận biết, kiểm soát đánh giá và thể hiện cảm xúc của cá nhân. Các nhà nghiên cứu như John Mayer và Peter Salovey cũng như các nhà văn như Daniel Goleman đã giúp làm sáng tỏ hơn về trí tuệ cảm xúc, khiến nó trở thành một chủ đề nóng trong các lĩnh vực từ quản lý kinh doanh đến giáo dục. 

EQ tập trung vào những khả năng như:

  • Xác định cảm xúc
  • Đánh giá cảm giác của người khác
  • Kiểm soát cảm xúc của chính mình
  • Hiểu, nhận thức về cảm giác của người khác
  • Sử dụng cảm xúc để tạo điều kiện cho việc giao tiếp xã hội
  • Kết nối, thông cảm với người khác

Từ những năm thập niên 90, trí tuệ cảm xúc đã có một hành trình từ một khái niệm nửa mơ hồ được tìm thấy trong các tạp chí học thuật đến một thuật ngữ được công nhận phổ biến. Ngày nay, bạn có thể mua những món đồ chơi được cho là giúp nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con trẻ hoặc đăng ký cho con bạn tham gia những chương trình học cảm xúc và xã hội được thiết kế để dạy những kĩ năng trí tuệ cảm xúc. Ở một số trường học ở Mỹ, việc học về cảm xúc và xã hội thậm chí là một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giảng dạy.

IQ hay EQ quan trọng hơn?

Đã từng có thời điểm, IQ được xem như là yếu tố quyết định cơ bản của thành công. Con người với chỉ số IQ cao thường được coi là có số mệnh thành công và đầy thành tựu, những nhà nghiên cứu đã tranh luận về việc trí thông minh là sản phẩm của gene hay của môi trường sống (cuộc tranh luận thường thấy giữa tự nhiên và sự dưỡng dục).

Mặc dù vậy, một số nhà phê bình đã nhận ra rằng trí thông minh cao không đảm bảo thành công trong cuộc sống, và nó cũng là một quan niệm khá hạn hẹp để có thể định hướng cho một số lượng lớn những khả năng và tầm hiểu biết của con người. 

IQ vẫn được công nhận là một nhân tố quan trọng của thành công, đặc biệt khi xét đến những thành tựu học thuật. Những người có IQ cao thường học tốt ở trường, kiếm được nhiều tiền hơn và thường khỏe mạnh hơn nếu nói chung. Nhưng ngày nay, các chuyên gia nhận ra rằng nó không phải là nhân tố quyết định duy nhất đối với thành công. Thay vào đó, nó chỉ thuộc một dãy phức tạp gồm những nhân tố quyết định bao gồm trí thông minh cảm xúc và rất nhiều những thứ khác.

Quan niệm về trí thông minh cảm xúc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới một số lượng không nhỏ các lĩnh vực, bao gồm cả giới kinh doanh. Nhiều công ty giờ bắt buộc phải có việc tập huấn về trí thông minh cảm xúc và bài kiểm tra vận dụng EQ như một phần của quá trình tuyển dụng.

How Meditation Increases Emotional Intelligence - National Wellness Institute

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cá nhân có tiềm năng lãnh đạo tốt cũng thường nhạy bén về mặt cảm xúc. Chỉ số EQ cao là một tố chất quan trọng của những người lãnh đạo và nhà quản lý về mảng kinh doanh. Ví dụ, một công ty bảo hiểm đã nhận ra rằng EQ có thể đóng một vai trò quan trọng trong thành công về doanh số. Những nhân viên kinh doanh bị đánh giá thấp về trí thông minh cảm xúc như đồng cảm, sáng tạo và tự tin thường chỉ mang về hợp đồng với khoản tiền trung bình là $54,000. Những nhân viên được đánh giá cao về chỉ số EQ thường có được những hợp đồng có trị giá rơi vào khoảng $114,000. Những khả năng về tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến những lựa chọn của khách hàng khi đứng trước những quyết định mua bán. Nhà tâm lý học dành giải Nobel tên Daniel Kahneman đã phát hiện rằng người ta thường giao dịch với ai đó họ tin tưởng và ưa thích hơn là ai đó mà họ không cảm thấy vậy, cho dù có phải trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm kém chất lượng hơn.

Trí thông minh cảm xúc có thể được luyện tập hay không?

Bạn có thể tự hỏi rằng nếu trí thông minh cảm xúc quan trọng đến vậy, nó có thể được truyền dạy hoặc củng cố hay không? Theo một cuộc phân tích tổng hợp xét về kết quả của những chương trình học tập về xã hội và cảm xúc, lời đáp cho câu hỏi đó là “có” một cách không rõ ràng.

Flat thinking concept Free Vector

Cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xấp xỉ 50 phần trăm trẻ em đăng ký học ở các chương trình SEL (chương trình học tập về xã hội và cảm xúc) có điểm thành tích cao hơn và gần 40 phần trăm cho thấy điểm trung bình được cải thiện. Những chương trình này cũng có liên hệ với việc tỉ lệ đình chỉ học giảm sút, việc lên lớp được cải thiện và hạn chế những vấn đề về kỷ luật.

Một số phương pháp giảng dạy trí thông minh cảm xúc bao gồm giáo dục nhân cách, đưa ra những hành vi tích cực để làm mẫu, thúc đẩy mọi người nghĩ về cảm xúc của người khác và tìm kiếm cách để trở nên đồng cảm hơn với những người khác.

Vài lời từ Verywell

Thành công trong cuộc sống là kết quả từ nhiều yếu tố. Cả IQ và EQ đều đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc ảnh hưởng tới thành công của bạn nói chung cũng như những thứ như sức khỏe, sự ổn định và hạnh phúc. Thay vì tập trung xem yếu tố nào có ảnh hưởng lớn hơn thì lợi ích lớn nhất có thể nằm trong việc học hỏi cách cải thiện kỹ năng trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh việc củng cố những kỹ năng nhận thức như ghi nhớ và tập trung trí óc, bạn cũng có thể có được những kỹ năng xã hội và tâm lý sẽ mang lại lợi ích tốt cho bạn trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.

——————————
Dịch: Linh Vũ
Biên tập: Mai
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn: https://www.verywellmind.com/iq-or-eq-which-one-is-more-important-2795287

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan