Lí do người hướng nội thường “suy nghĩ quá nhiều”

Những người hướng nội, bạn có một tâm trí mạnh mẽ. Việc suy nghĩ quá nhiều, khi bạn sử dụng nó đúng cách, nó có thể là một trong những công cụ giá trị nhất của bạn.

Tôi đang lên kế hoạch cho một chuyến đi tới Tây Ban Nha. Tôi đã muốn đi từ nhiều năm trước rồi. Nhưng tôi không chỉ đơn thuần mua vé và đi. Tôi bắt đầu suy nghĩ. Đó là khi sự nghiên cứu diễn ra, và có vô vàn thứ để xem xét.


  • Đi vào khoảng thời gian nào là tốt nhất.
  • Thời tiết sẽ như thế nào ở những nơi mình muốn tới?
  • Mình sẽ mặc gì?
  • Người Tây Ban Nha ăn mặc như thế nào?
  • Liệu đôi giày của mình có đủ thoải mái để đi bộ nhiều không?
  • Mình phải đối mặt với chuyến bay đêm và sự kiệt sức như thế nào?
  • Và hàng ti tỉ những câu hỏi khác nữa.


Việc suy nghĩ quá mức của tôi không chỉ dừng lại ở những lần lên kế hoạch cho các chuyến đi. Một vài năm trước, khi tôi đang hẹn hò với một chàng trai. Tôi nhớ rằng mình đã tâm sự với người bạn hướng ngoại của tôi về anh ấy. Tôi bận tâm đến rất nhiều thứ. Tôi để ý từng điều nhỏ nhặt mà anh ấy làm. Tìm kiếm những manh mối ẩn giấu trong lời nói của anh ấy như một thám tử. Tôi đã tưởng tượng cuộc sống của chúng tôi với nhau sẽ như thế nào trong 20 năm tới. Con của chúng tôi sẽ như thế nào? Gia đình của chúng tôi. Hạnh phúc của tôi. Liệu tôi có hối tiếc điều gì không?


Người bạn hướng ngoại của tôi chỉ cười. Cô ấy nói với tôi “mày không phải nhận định rõ mọi thứ ngay bây giờ”. Cô ấy khuyên tôi rằng nếu tôi vui thì tôi nên tiếp tục gặp anh ấy và không nên nghĩ quá nhiều về điều đó.


Nhưng tâm trí hướng nội của tôi lại không hoạt động như vậy. Như một sự kết nối khổng lồ các câu hỏi, não của tôi liên kết mọi thứ lại với nhau. Tôi muốn chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ bất kì chi tiết nào. Và tôi xem xét tất cả các khả năng. Tôi muốn chắc chắn rằng mình đã đưa ra quyết định đúng đắn nhất với những thông tin mà tôi có. Và tôi luôn có thể phát hiện thêm những thông tin mới – một điểm dữ kiện khác cần xem xét, một bài viết khác để đọc, một phản ứng cá nhân khác cần phân tích.


Vì những phản ứng như một từ người bạn hướng ngoại ấy, tôi thường không thể hiện ra là bản thân suy nghĩ quá mức. Mọi người đều không muốn biết. Họ hết kiên nhẫn để lắng nghe những bận tâm của bạn, và họ làm bạn cảm thấy mình giống như một người lập dị quan tâm quá nhiều thứ. Thật không tốt khi suy nghĩ quá nhiều, bạn phải sống cho hiện tại và làm những điều cần làm. Vậy nên, đến cuối cuộc trò chuyện, tôi thường giữ im lặng.


Ôi, tôi ước mình trở thành một người như thế, chỉ đơn giản ném mọi thứ vào vali và đi.


Theo những nghiên cứu khoa học, tại sao những người hướng nội có xu hướng suy nghĩ quá nhiều?


Nguồn ảnh: Andrea Piacquadio từ Pexels


Lí do những người hướng nội chúng tôi nghĩ quá nhiều có thể đến từ mức độ hoạt động trong não bộ. Theo tiến sĩ Laurie Helgoe, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ hoạt động điện của não bộ của cả người hướng nội và hướng ngoại. Những người hướng nội có mức độ hoạt động điện não cao hơn những người hướng ngoại, cho thấy rằng người hướng nội có mức độ phản ứng ở võ não lớn hơn.


Vỏ não là lớp bên ngoài của đại não, là phần não tích hợp các chức năng cảm giác và thần kinh phức tạp, cũng như phối hợp các hoạt động cá nhân của cơ thể. Hiện nay, nhiều người tin rằng những sự khác biệt này trong não bộ là rất cần thiết để xác định một người hướng nội.


Theo như nghiên cứu trên, vấn đề không phải là người hướng nội đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi hay đang tham gia một nhiệm vụ, tất cả đều cho thấy hoạt động não bộ của họ nhiều hơn người hướng ngoại. Điều này có nghĩa là người hướng nội có thể xử lí nhiều thông tin hơn người hướng ngoại mỗi giây, nó giải thích tại sao người hướng nội có thiên hướng nghĩ quá nhiều.


Tương tự, theo Helgoe, những nghiên cứu về thần kinh đã tìm ra rằng trong não bộ của người hướng nội, các hoạt động chủ yếu ở phần vỏ thùy trán, phần não chịu trách nhiệm cho trí nhớ, lên kế hoạch, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Những hoạt động này dĩ nhiên hướng tới việc đòi hỏi sự tập trung và chú ý của một người, như những người hướng nội đã biết – và chúng liên quan mật thiết tới việc suy nghĩ nhiều. Não bộ của những người hướng nội cũng cho thấy sự tăng lưu lượng máu trong vùng Broca. Khu vực não bộ này liên kết với việc sản xuất ngôn ngữ, có khả năng chịu trách nhiệm cho việc độc thoại– thêm nữa, có một vài thứ xảy ra trong lúc suy nghĩ quá nhiều. 


Suy nghĩ nhiều có phải lúc nào cũng tồi tệ?


Nguồn ảnh: Anastasia Shuraeva từ Pexels


Chúng ta thường nói về việc suy nghĩ quá nhiều như thể nó là một điều tồi tệ. Trong nhiều trường hợp thì là như vậy. Suy nghĩ nhiều có thể dẫn tới lo lắng và bất an. Nó có thể cắm rễ chúng ta trong sự sợ hãi, do dự và nghi ngờ. Nó thậm chí có thể cản trở chúng ta tiến về phía trước. Hãy tưởng tượng nếu tôi đã từ chối mua một vé tới Tây Ban Nha và tôi đợi cho tới thời điểm hoàn hảo nhất để nghỉ việc. Tôi có lẽ sẽ vẫn chờ đợi, và chẳng bao giờ tìm được thời gian đủ hoàn hảo để đi.


Nhưng tôi cũng tin rằng việc suy nghĩ quá nhiều có thể cũng là một siêu năng lực của người hướng nội.


Nếu tôi không nghĩ quá nhiều về mọi thứ, rất có thể tôi đã dừng lại trong một mối quan hệ tình cảm với người không phù hợp với tôi. Việc suy nghĩ nhiều cũng thường làm tôi trở thành chuyên gia về chủ đề mà tôi nghĩ tới (vì tôi nghiên cứu rất nhiều về nó), cho dù đó là tâm lý hướng nội, sự kiệt sức hay một thương hiệu giày thoải mái dành cho phụ nữ.


Tôi tin rằng tất cả đều hướng tới sự cân bằng, nên biết rằng khi nào bạn có xu hướng nghĩ quá nhiều và khi nào cần dừng lại. Nếu việc suy nghĩ quá nhiều khiến bạn sợ hãi, lo lắng, buồn bã, hay trì trệ, đã đến lúc bạn cần dừng lại.


Khi tôi thấy rằng mình chiến đấu với việc suy nghĩ quá mức không hiệu quả, tôi sẽ làm điều gì đó để "thay đổi kênh" trong tâm trí, như đi dạo, nghe nhạc, nói chuyện với ai đó hay chỉ đơn giản là bắt bản thân làm một điều gì khác với những gì tôi đang làm gần đây. Khi bạn bị ám ảnh, đó là khi tất cả động cơ mạnh mẽ trong tâm trí bạn bắt đầu đi xuống một con đường khác.


Những người hướng nội, bạn có một tâm trí mạnh mẽ. Việc suy nghĩ quá nhiều, khi bạn sử dụng nó đúng cách, nó có thể là một trong những công cụ giá trị nhất của bạn.


Biên dịch: Eliana

Biên tập: Rabbie

Tham khảo: https://cutt.ly/2YiMlOs

Nguồn dịch: The Science Behind Why Introverts Overthink | Introvert,

Dear (introvertdear.com)

Ảnh bìa: Rangelnn



 

BẢN THẢO
Bài viết liên quan