Một Cách Để Hiểu Những Con Người Giận Dữ Có Mặt Trong Cuộc Sống Của Bạn

Một nghiên cứu mới chỉ ra cách mà lo âu và trầm cảm giải thích cho việc mọi người giận dữ Bất cứ ai cũng có thể gặp vấn đề kiềm chế nóng giận tại bất cứ thời điểm nào. …

Một nghiên cứu mới chỉ ra cách mà lo âu và trầm cảm giải thích cho việc mọi người giận dữ

Bất cứ ai cũng có thể gặp vấn đề kiềm chế nóng giận tại bất cứ thời điểm nào. Bạn có thể cảm thấy ức chế vì đã phạm phải một sai lầm lớn trong một dự án lớn và phải bắt đầu lại từ đầu. Có thể bạn mắc kẹt trong một con đường tắc nghẽn dài dằng dặc và về nhà trễ hơn một giờ. Bạn có thể nổi quạu với một người quen không chịu ngừng việc cố gắng thu hút sự chú ý và thời gian của bạn. Khi gặp phải những tình huống đó, ai cũng có thể sẽ hét lên vì giận dữ, nguyền rủa số phận sao lại tréo ngoe như vậy.

Thế cònvới những người sẵn sàng nổi cơn tam bành khi bị kích động một xíu, hoặc thậmchí là không có ai hay thứ gì tác động vào – như thể đó là một căn bệnh mãntính – thì sao? Những kiểu hoàn cảnh nào khiến họ cảm thấy bị kích thích lênnhững mức độ giận dữ ngày càng cao, hay họ luôn dễ dàng phát điên không lý do?Và khi họ trút cơn thịnh nộ, điều gì xảy ra sau đó? Họ đã từng hét lên với bạnbè, đồng nghiệp một cách gần như vô cớ, và những nạn nhân của cơn giận đó bướcra khỏi cửa, cảm thấy bực mình và kinh tởm khi bị xúc phạm và đối xử một cách bấtlịch sự. Thế nhưng, nhìn thấy hành động đó giống như đổ thêm dầu vào lửa chocơn giận của họ.

Tại saosự giận dữ lại phiền toái như vậy với một số người? Theo nhà tâm lý học Nienkede Bles và các đồng nghiệp (2019), của Đại học Leiden, Hà Lan, nguyên nhân củagiận dữ mãn tính và theo chu kỳ có thể đến từ các rối loạn tâm lý về lo âu vàtrầm cảm. Chẳng hạn, các tác giả lưu ý đến một tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên về sựkhó chịu giữa trong số những người bị rối loạn trầm cảm nặng, lên tới 50%,trong đó tỷ lệ bị ảnh hưởng bởi những cơn giận bất chợt miêu tả ở trên (angerattacks) dao động từ 26 đến 49%. Những người bị dysthymia, một dạng mãn tínhnhưng không nặng như rối loạn trầm cảm, cũng có tỷ lệ cao tương tự, khoảng từ28 đến 53%. Ngoài ra, người mắc rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế cũng thểhiện sự thù địch hay giận dữ với tỷ lệ cao.

Dùnhững con số đó rất ấn tượng, các tác giả tin rằng dữ liệu có thể có sai sót.Những nghiên cứu được tổng hợp để đưa ra những con số phần trăm trên sử dụngcác thước đo sự giận dữ, theo nhóm nghiên cứu chỉ ra, chưa được xác minh đầyđủ. Trong một số trường hợp, con số thống kê được đưa ra dựa trên những bàikiểm tra rất ngắn về sự giận dữ và khó chịu, chỉ bao gồm một cho tới có lẽ làbốn danh mục được lấy từ một bài đánh giá khác với mục tiêu ban đầu không nhắmvào việc tìm hiểu về giận dữ.

Thêmvào đó, các nghiên cứu trước đó cũng không phân biệt rõ đâu là nóng giận do“tính cách” (xu hướng giận dữ mọi lúc) và đâu là nóng giận do “trạng thái” (cáugiận vào thời điểm kiểm tra). Theo như bài viết, “phân biệt giữa bệnh nhân cókhuynh hướng giận dữ như là một phần không thay đổi ở trong tính cách với bệnhnhân phản ứng một cách giận dữ tại một thời điểm nhất định có ý nghĩa quantrọng trong lâm sàng” (trang 260).

Để tìmhiểu sự liên hệ của cả hai dạng giận dữ với rối loạn lo âu và trầm cảm, de Blesvà các đồng nghiệp đã chọn ra các đối tượng tham gia từ một nghiên cứu quy môlớn kéo dài ở Hà Lan và theo dõi họ trong vòng bốn năm. Mẫu ban đầu có gần 2900người trưởng thành với độ tuổi trong khoảng 18 đến 65, đến từ nhiều cơ sở chữatrị trong cộng đồng, mặc dù trong số đó cũng có nhiều đối tượng ngẫu nhiênkhông có tiền sử mắc rối loạn tâm lý. Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ gần2300 người tham gia vào đợt thứ tư sau đó.

Nghiêncứu không chỉ nhằm đo mức độ giận dữ mà còn cả các thông số nhân khẩu học baogồm trình độ học vấn, chỉ số khối lượng cơ thể, thói quen hút thuốc, tiền sửphụ thuộc và lạm dụng cồn cùng với việc sử dụng các chất ma tuý trong thángtrước. Độ tuổi trung bình của mẫu là 46, với hầu hết nằm trong khoảng từ 33 đến59 tuổi; 2/3 là nữ giới. Như đã dự đoán trước, những người mắc rối loạn lo âuvà trầm cảm dễ có khả năng hút thuốc, khối lượng cơ thể cao hơn với tiền sử phụthuộc và lạm dụng cồn.

Để đođược sự giận dữ do tính cách, các tác giả người Hà Lan đã yêu cầu người thamgia hoàn thành một bài kiểm tra gồm 10 mục được sử dụng rộng rãi trong các bàinghiên cứu tính cách. Một nửa số cách mục liên quan đến nóng giận do tính cáchđã rút ra được một khuynh hướng chung trong việc trải qua sự giận dữ và cuốicùng là bộc lộ nó ra; 5 mục còn lại hỏi xem liệu các đối tượng có xu hướng thểhiện sự cáu giận sau khi bị kích động hay không, với các lựa chọn trả lời là“Tôi trở nên bực mình rất nhanh” và “Tôi cảm thấy khó chịu rất nhanh.” Xu hướngthể hiện sự giận dữ theo kiểu bùng nổ, hoặc theo kiểu trạng thái, đã được ghilại bởi một bài tự đánh giá mức độ trong đó đối tượng tham gia nói rằng họthường xuyên gặp phải sự khó chịu, phản ứng thái quá với một số điều không vừaý nhỏ nhặt, thể hiện sự giận dữ theo cách không phù hợp với người khác, và bịgiận dữ tấn công ít nhất một lần trong tháng vừa qua. Để được coi như bị giândữ tấn công, người tham gia phải kiểm tra các triệu chứng như tim đập nhanh haythở dốc, run rẩy, chóng mặt, chảy mồ hôi, cảm thấy như mình đang tấn công ai đóvà ném hay phá huỷ đồ đạc.

Các nhànghiên cứu chia các đối tượng tham gia thành năm nhóm chẩn đoán khác nhau, baogồm đang trải qua rối loạn trầm cảm (204 người), rối loạn lo âu (288), trầm cảmđi kèm với lo âu (222), không mắc rối loạn tâm lý nào (470) và có tiền sử bịrối loạn lo âu và/hoặc trầm cảm nhưng không còn đến bây giờ (1107). Như đã dựđoán, kết quả cao nhất cho giận dữ theo tính cách nằm ở nhóm mắc cả 2 rối loạn,với khoảng 45% đạt trên 75% thang điểm đánh giá. Nhóm này cũng dễ bị giân dữtấn công hơn với khoảng 23% trong tháng vừa qua. Không chỉ vậy, những ngườichịu ảnh hưởng của giận dữ còn có cả những người bị rối loạn trầm cảm nặng, loâu,sợ giao tiếp xã hội, hoảng loạn và đặc biệt là lo âu nói chung.

Trongsố tất cả các dự đoán, chỉ có việc sử dụng ma tuý trong tháng trước được dựđoán sẽ gây ra tỷ lệ bị giận dữ tấn công cao hơn. Tuy nhiên, những đối tượngtham gia có rối loạn giảm nhẹ dần lại có điểm giận dữ tính cách và tỷ lệ bịgiận dữ tấn công cao hơn, thế nên ngay cả khi đang hồi phục, giận dữ vẫn là mộtvấn đề lớn với những người có tiền sử bị rối loạn tâm lý.

Mộtđiểm quan trọng rút ra từ nghiên cứu này là, theo các tác giả, các bác sĩ lâmsàng làm việc với những người mắc những dạng rối loạn này thường dễ dàng bỏ quatính cách và ảnh hưởng do giận dữ vì “chúng không phải là các triệu chứng cốtlõi, cũng như sự minh mẫn và tự ý thức về cảm giác giận dữ bị kìm nén” (trang262). Đáng chú ý là, những người từng trải qua lo lắng và triệu chứng trầm cảmcó mức độ giận dữ cao hơn, điều này gợi ý về một vấn đề chung liên quan tới rốiloạn điều hoà cảm xúc. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, xác định được sự giận dữcó trong người mắc rối loạn tâm lý để có sự đề phòng trong sức khoẻ cộng đồnglà một hành động quan trọng, khi mà rất nhiều hậu quả xấu có thể xảy ra khi sựgiận dữ bộc phát từ những người bị lo âu và trầm cảm không được điều trị.

Để tổngkết lại, nghiêncứu chỉ ra một vai trò quan trọng, nhưng không được nhận ra, của sự giận dữtrong các rối loạn tâm lý thường không được nhìn nhận đúng cách theo quan điểmvề xu hướng gặp phải cơn giận. Xét các phát hiện này từ một khía cạnh khác, nếunhững người bạn quen dường như đang cáu giận một cách bất thường và sẵn sàngnổi cơn tam bành, nguồn cơn có lẽ đến từ sự hõn loạn trong cảm xúc của họ. Giúphọ kiểm soát được các rối loạn tâm lý có thể, trong lâu dài, giúp họ kiềm chếnóng giận tốt hơn.

Tham khảo: de Bles, N. J., Rius Ottenheim, N., van Hemert, A. M., Pütz, L. E. H., van der Does, A. J. W., Penninx, B. W. J. H., & Giltay, E. J. (2019). Trait anger and anger attacks in relation to depressive and anxiety disorders. Journal of Affective Disorders, 259, 259–265. doi:10.1016/j.jad.2019.08.023.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: The Newest Way to Understand the Angry People in Your Life

Biên tập: #Zealous

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan