Quan sát tỉ mỉ ảnh tự sướng: là tự tin hay tự ám ảnh?

Tự khám phá và phân tích là những chủ đề đang diễn ra trên mạng truyền thông xã hội, trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực tâm lý học. Việc xem xét các ý kiến của chúng ta về chính bản thân mình và nơi chúng bắt nguồn là điểm riêng biệt của các buổi trị liệu truyền thống.


Những người nổi tiếng làm điều này, những người bình thường ở mọi lứa tuổi cũng làm như thế, và một vài bài báo và các bài đăng trên blog đã được viết để thảo luận và phân tích xu hướng hấp dẫn này, đó là ảnh tự sướng. Nó xuất hiện cùng với truyền thông xã hội và đi cùng với xu hướng tự yêu bản thân và trong một số trường hợp thì ảnh tự sướng đã trở thành nỗi tự ám ảnh ở mức độ đáng kinh ngạc. Justin Bieber, một ngôi sao nhạc pop và là người tiên phong trong phong trào tự sướng, hiện nay đang ủng hộ một ứng dụng máy ảnh mới được gọi là “Shots of Me”, ứng dụng này hoàn toàn được dùng cho sự phát triển của ảnh tự sướng. Và từ điển trực tuyến Oxford đã chính thức gọi “selfie”( ảnh tự sướng) là từ của năm 2013.

 

Trong trường hợp bạn đã cố xoay sở để hiểu nhưng vẫn xa lạ với thuật ngữ này thì ảnh tự sướng bao gồm bất kỳ bức ảnh nào do chính bản thân chụp và chụp chính mình và sau đó đăng chúng trực tuyến ,thường là thông qua các trang truyền thông xã hội như là Facebook và Instagram. Nó là ảnh chân dung tự sướng thời hiện đại và bất kỳ ai tiếp cận với máy ảnh và mạng Internet đều có thể chia sẻ. Có hơn 31 triệu bức ảnh được gắn thẻ với hashtag “#selfie” đã được đăng lên Instagram cho đến nay (Walker,2013) và theo “một đại diện toàn quốc” được báo cáo bởi Dự án Pew Internet & American Life, thanh thiếu niên đặc biệt bắt kịp sự cường điệu của ảnh tự sướng. Có đến gần 91% người được khảo sát đăng ít nhất một ảnh tự sướng( Madden et al.,2013)

 

 

Xem xét đặc điểm của truyền thông xã hội phần lớn là tự tập trung vào bản thân, với các hồ sơ phục vụ cho các mô tả cá nhân, sở thích, cập nhật trạng thái, hình ảnh và rất nhiều những thức khác, các cảm xúc cá nhân có chiều hướng bộc lộ với nhiều người, vì vậy ảnh tự sướng trở nên phổ biến không phải là một bất ngờ lớn. Mặc dù ảnh tự sướng ngày càng phổ biến nhưng vẫn không có ai đề cập đến vấn đề là: Tại sao con người quá ám ảnh với việc tự chụp hình của chính họ và đăng chúng trực tuyến? Và điều này nói gì về những người làm việc này?

 

Ảnh tự sướng và những mặt tốt

 

Có rất nhiều học thuyết đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến sự phổ biến rộng rãi của ảnh tự sướng cũng như bối cảnh chúng được chụp. Một số học thuyết đã nêu được quan điểm tích cực hơn các học thuyết khác.

 

Một bài báo trên trang Slate.com đã gợi ý rằng “ảnh tự sướng tốt cho các cô gái”, bởi vì ảnh tự sướng khuyến khích các cô gái trẻ theo một cách đặc biệt là hãy tự hào về việc họ là ai (Simmon.2013). Tác giả Rachel Simmons cho rằng mặc dù có nhiều sự tiến bộ trong bình đẳng giới nhưng nhiều cô gái trẻ vẫn trưởng thành với sự hiểu biết rằng phục tùng và khiêm tốn là những đặc điểm được mong muốn và sự tự tin thường được xem là sự tự cao. Ngược lại với điều này, ảnh tự sướng tạo trao quyền cho phụ nữ không chỉ để tôn vinh ngoại hình của họ mà còn cả thành tích bằng việc chụp lại “ những khoảnh khắc tràn đầy kiêu hãnh” lên mạng trực tuyến, bằng cách này họ sẽ khuyến khích những người phụ nữ trẻ khác làm điều tương tự.

 

Theo một bài báo trên thời báo New York, Jenna Wortham viết rằng ảnh tự sướng chỉ đơn thuần là một phương pháp để thể hiện bản thân, và là một cách để giao tiếp và kết nối với người khác(2013). Cô ấy cũng đề cập đến đặc điểm tạo ra sức mạnh của ảnh tự sướng khi cô miêu tả một bức ảnh trắng đen cũ mà cô đã mua trong một cửa hàng đồ cổ của “một nữ phi công trên đỉnh núi”, trong bức ảnh này thì máy ảnh rõ ràng đang được cầm bởi người phụ nữ trong bức ảnh.

Wortham tình cờ nhìn thấy một bức ảnh tự sướng được chụp ở nhiều thập kỷ trước khi từ này chính thức tồn tại, điều này thể hiện rằng mong muốn lâu dài của con người là nắm bắt bản thân trong những khoảnh khắc hạnh phúc và chiến thắng cá nhân dù có hay không có Internet.

 

Những mặt không tốt


Tuy nhiên, những học thuyết khác lại xem ảnh tự sướng như là một phản ánh có nhiều vấn đề hơn ở nơi các tiêu chuẩn xã hội liên quan đến sự tự ám ảnh và sự khác quan hóa giới tính. Một bài báo gần đây trên trang Jezebel.com miêu tả chúng như là “một lời kêu cứu”.

 

Erin Glora Ryan viết rằng “ ảnh tự sướng không trao quyền cho ai, chúng chỉ là một phản ánh của công nghệ cao về cách xã hội dạy phụ nữ rằng phẩm chất quan trọng nhất của họ là sự hấp dẫn ngoại hình. Tương tự, Bài báo Teen Vogue nghiên cứu sâu về “những hậu quả không mong muốn của chứng tự ám ảnh” (walker,2013) bằng việc khảo sát những nguy hiểm tiềm ẩn của một người có ý thức giá trị của bản thân họ liên quan đến những bức ảnh được đăng trực tuyến và những bình luận đi kèm theo đó.

 

Các nhà nghiên cứu ở Anh gần đấy đã báo cáo rằng việc chụp ảnh tự sướng quá nhiều có thể cũng gây ra tổn hại cho các mối quan hệ, sự lãng mạn và ngược lại(Miller,2013). Mặc dùng có thể rất thú vị khi thấy một người mà bạn quan tâm hay cùng cảm thấy đủ tự tin để đăng ảnh tự sướng, điều này cũng có thể là một biện pháp ngăn chặn nếu người đó đăng quá nhiều ảnh chân dung tự chụp trực tuyến. Theo những nhà nghiên cứu này, bạn bè, các thành viên trong gia đình, và các đồng nghiệp có lẽ cảm thấy thờ ơ nếu một người có những biểu hiện tự ám ảnh quá mức trên các phương tiện truyền thông xã hội.


 

Và điều không đẹp của khi chụp ảnh tự sướng

 

Một số người thậm chí còn đăng các bức ảnh tự sướng trên đường đến và trong khi tham dự lễ tang, hiện tượng gây sự tò mò này còn có một blog riêng trên Tumblr : selfiesatfunerals.tumblr.com. trang này được tạo bởi Jason Feifer. Ông ta phát biểu khá đơn giản trong phần giới thiệu của video là “ có một số điều mà con người nên đừng bao giờ làm trong tang lễ.”

 

Xu hướng chụp ảnh tự sướng trong tang lễ dường như không phải để trở nên nổi tiếng với người khác giới; một trong những bức ảnh trên trang này mô tả một thiếu nữ với một mái tóc được tạo kiểu và đôi môi hồng bĩu ra đang ngồi ở tư thế thu hút sự chú ý. Những từ bên dưới bức ảnh của cô ấy là lại viết là “bạn không bao giờ đánh giá đúng cái bạn có cho đến khi nó mất đi. Yên nghỉ nhé ông, mọi người sẽ luôn nhớ đến ông,” theo sau đó là khuôn mặt buồn và một trái tim.

 

Việc phân tích ảnh tự sướng có thúc đẩy phân biệt đối xử giới tính?

 

Nhiều cuộc thảo luận về ảnh tự sướng chỉ tập trung ở phụ nữ và các cô gái trẻ, mà không chú ý đến thực tế rằng nhiều thanh niên và đàn ông trưởng thành cũng chụp ảnh tự sướng. Một nhóm những người đăng một video được gọi là “ bài hát tự sướng”( Selfie Song” lên Youtube (Mippey5 music,2013). Trong đó, một nhóm các chàng trai trẻ chụp ảnh tự sướng ở nhiều địa điểm khác nhau và đồng thanh nói rằng: “ Tôi chán nảy vì thế tôi muốn chụp ảnh tự sướng. Tôi bị ám ảnh. Điều này thì không tốt chút nào. Hãy nhấn vào và chia sẻ. Tôi không quan tâm việc tôi là một người đàn ông. Tôi muốn chụp nhiều bức ảnh khác nữa và đăng chúng lên Instagram.”

Tuy nhiên, sự chú ý vẫn tập trung phần lớn vào các cô gái trẻ và phụ nữ tham gia vào việc đăng các bức ảnh tự sướng.

 

Vào tháng 9 năm nay, Kimberly Hall, một người mẹ và là nhà lãnh đạo Bộ phụ nữ ở Austin, Texas, đã viết một lá thư trên trang blog của cô ấy “Given Breath” đến các cô gái trẻ đăng ảnh tự sướng. Bà Hall đã thể hiện sự khinh bỉ rõ ràng đối với điển quyến rũ trong bức ảnh của các cô gái. Bà đã viết “Wow – bạn chắc là đã có các bức ảnh tự sướng trong bộ đồ pyjamas thiếu vải trong mùa hè này”.

 

Mặc dù bà ấy đã xóa bức ảnh đi, nhưng ban đầu bà ấy đã đăng lá thư với bức ảnh của 3 người con trai của mình chỉ mặc quần bơi trên bãi biển. Nhiều người đọc đã nhận ra bức ảnh này không phù hợp với nội dung của bài đăng. Thậm chí họ còn cho rằng đây là đạo đức giả và đã có sự phản đối kịch liệt sau đó, bà Hall đã thay thế bức ảnh này bằng một bức khác chụp những đứa con của bà mặc đầy đủ quần áo và đang cười.

 

Tuy nhiên,thái độ phẫn nộ của lá thư vẫn diễn ra trên các trang mạng trực tuyến. Bà Hall làm các cô gái cảm thấy xấu hổ với các bức ảnh tự chụp của họ trong độ đồ tắm, phòng ngủ và khiển trách họ dưới danh nghĩa của sự trong sáng của những đứa con trai của mình. Bà Hall đã không đề cập liệu những đứa con trai của bà ta có bất kỳ người bạn trai nào đăng ảnh tự sướng vào mùa hè hay không, nhưng xem xét cái chúng tôi biết từ số liệu thống kê ảnh tự sướng của giới trẻ đầu năm nay thì bà ấy có khả năng là đã nhìn thấy vài bài đăng ảnh tự sướng từ những chàng trai trẻ. Liệu những hình ảnh này có gây ít khó chịu và lo ngại hơn hay không?

 

Tự ám ảnh: bạn là ai, sao cũng được?


Tự khám phá và phân tích là những chủ đề đang diễn ra trên mạng truyền thông xã hội, trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực tâm lý học. Việc xem xét các ý kiến của chúng ta về chính bản thân mình và nơi chúng bắt nguồn là điểm riêng biệt của các buổi trị liệu truyền thống. Trong các buổi trị liệu này thì việc tự yêu lấy bản thân, tự chấp nhận và lòng trắc ẩn cho chính mình được khuyến khích rộng rãi, và mỗi đặc điểm này đòi hỏi chúng ta tốn nhiều thời gian để đánh giá và phát triển những hiểu biết sâu sắc hơn về chính bản thân minh.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ai đó quá tự tin hoặc không rõ ràng là họ cảm thấy bị ép buộc khi đăng các bức ảnh tự sướng liên tục để cố gắng có được sự chấp nhận, chú ý, ngưỡng mộ và thừa nhận? Và khi nào thì mong muốn đạt được sự chấp nhận của bản thân thông qua mạng truyền thông xã hội chuyển thành hình thức tự ám ảnh có khả năng phá hủy?


 

Các cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trong những năm trước đây đã cố gắng đánh giá rằng liệu Facebook có thúc đẩy tình yêu bản thân cũng như là mức độ mà các đặc điểm của tình yêu bản thân có liên quan với lòng tự trọng thấp(Parker- pope,2012; Tucker, 2010). Trong năm 2010, bằng việc sử dụng Bản kiểm kê tính cách Narcissism và Thang đo lòng tự trọng Rosenberg, nhà nghiên cứu tâm lý Soraya Mehdizadeh đã đo các hoạt động trên Facebook của 100 sinh viên.

 

Những phát hiện của Mehdizadeh cho thấy rằng những người với hành vi tự ái và những người có lòng tự trọng thấp có khả năng sử dụng một giờ một ngày trên Facebook, và đối những người thổi phồng sự nổi tiếng hoặc danh tinh của họ thông qua những bức ảnh và cập nhật trạng thái, rất có thể làm như thể để cân bằng cảm giác không thỏa mãn của họ. Tương tự như thế, mối quan tâm khác xung quanh những bức ảnh tự sướng là mức độ mà những bức ảnh này có thể bị thay đổi và xử lý để làm nổi bật nhận dạng lý tưởng của một người nhưng lại trái ngược với hình dạng thật của người đó.

 

Một cuộc khảo sát toàn quốc đối với 1000 cô gái có độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi, được tiến hành bởi Hội Nữ Hướng Đạo Mỹ, cho thấy gần 74% số người được hỏi tin rằng các bạn nữ của họ sử dụng mạng truyền thông xã hội để tự làm cho họ xuất hiện “ ngầu hơn so với họ thật sự.” Cuộc khảo sát này cũng chỉ ra quan điểm rằng hầu hết những người phụ nữ trẻ tuổi “xem nhẹ” những điểm tích cực của họ như là sự thông minh và sự tử tế trên hồ sơ truyền thông xã hội của họ. Thay vào đó,họ dành phần lớn sự chú ý vào ngoại hình được thể hiện trong bức ảnh tự sướng.  

 

Dĩ nhiên, khả năng tạo một hồ sơ trực tuyến phản ánh con người lý tưởng so với con người thật của bạn có một sức hấp dẫn kỳ lạ: Tạo một trang dành riêng cho bạn; đăng những bức ảnh trong trang này phản ánh chính xác cái bạn muốn người khác nhìn bạn như thế nào, cùng với các góc máy, ánh sáng và chỉnh sửa được tính toán cẩn thận; và chia sẻ tác phẩm nghệ thuật truyền thông xã hội này với bất kỳ ai bạn chọn. Nói cách khác, bạn điều khiển cách người khác nghĩ bạn là ai, có thể hoặc không thể là con người thật của bạn.

 

Cuối cùng, dù thực tế có nhiều vấn đề liên quan đến tính xác thực hoặc các hiển thị bị thiếu trong hồ sợ của mọi người, nhưng các trang truyền thông xã hội như Facebook và Instagram vẫn được thiết lập tốt như là phương tiện để thể hiện bản thân và kết nối xã hội, và các trang mạng xã hội này dường như sẽ không biến mất trong thời gian ngắn. Mặc dù một số người đơn giản là cần một lời nhắc nhở để sử dụng chúng một cách khôn khéo và bình tĩnh trước những bức ảnh tự sướng. Sau tất cả, cũng có những người chụp những bức ảnh có giá trị.

 

Translated by: Topaz

Source: https://psychcentral.com/lib/are-you-fulfilled/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/. Xin cảm ơn!

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan