[Review sách] Cái thật và thực tại – Cuốn sách dành cho những kẻ mộng mơ chưa tìm ra lối thoát

Đây là cuốn sách mà tôi nghĩ mình sẽ phải đọc lần hai để hiểu hết hàm nghĩa của nó. Mới đọc qua có vẻ dễ hiểu nhưng sau khi đọc đến cuối thì tôi nghĩ mình chưa thể hiểu …

Đây là cuốn sách mà tôi nghĩ mình sẽ phải đọc lần hai để hiểu hết hàm nghĩa của nó. Mới đọc qua có vẻ dễ hiểu nhưng sau khi đọc đến cuối thì tôi nghĩ mình chưa thể hiểu hết được toàn bộ ý nghĩa của cuốn sách này. Tuy nhiên, sau khi đọc xong, tôi đã lọc được cho mình rất nhiều bài học. Và ở trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ viết dựa trên quan điểm cá nhân người đọc nhiều hơn là phân tích các nội dung trong sách.

Có một điều rất thú vị ở cuốn sách nữa đó là chiếc bìa sách – đầy chất nghệ thuật nhưng chứa đựng cả những con đường sáng tạo, những chiếc rương bí ẩn. Và điều thú vị hơn nữa chính là nội dung bên trong cũng ẩn chứa rất nhiều bài học phát triển bản thân một cách đầy lôi cuốn và thuyết phục.

Không để bạn chờ lâu hơn nữa, hãy cùng phiêu lưu với các phương thức trong cuốn sách đã giúp tôi khám phá được những gì.

Người sáng tạo, họ là ai?

“Người sáng tạo thừa nhận những tưởng tượng với chính mình và tiết lộ chúng với thế giới – đúng, họ dường như bị thúc ép phải làm điều đó. Cá nhân này duy trì những tưởng tượng bằng cách đó, khẳng định ý chí cá nhân của mình để có thể biến nó thành hành động tích cực” – Trích Cái thật và thực tại.

Thực tế ai cũng có khả năng trở thành người sáng tạo nhưng họ hay bị mắc kẹt trong việc bộc lộ trí tưởng tượng của mình. Người thì kìm nén nó vì sợ xã hội phán xét, người lại kìm nén nó bởi chính sự tự đánh giá của mình. Cho nên, không phải bất cứ ai có ý tưởng đột phá, hay trí tưởng tượng vô cùng phong phú cũng dễ dàng đem cái ý tưởng, sự tưởng tượng kia trở thành hiện thực.

Người sáng tạo thìngược lại, họ luôn có một động lực thôi thúc bởi một ý chí ngoan cường để đi đếntận cùng của thực tại, nghĩa là đem ý tưởng cá nhân thành một thứ phổ quát – biếnước mơ trở thành hiện thực.

Sự tàn nhẫn của thực tại

Tại sao chúng tachưa bao giờ thực sự thành công trong việc giữ lấy niềm vui? Hay tại sao mộtvài người vẫn từng nói “đời là bể khổ”? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin đượctrích dẫn một đoạn trong sách mà bản thân cực kỳ tâm đắc: “Tôi tin rằng, vì ýthức ngay từ đầu đã mang đặc tính tiêu cực, chối bỏ, cũng như ý chí khởi nguyênlà sự phủ nhận, phản kháng… Nói cách khác, ý thức chính là thực tại được tăngcường. Chừng nào ý chí không thể khuất phục nó, vượt qua nó, chừng đó chúng tacòn đau đớn, dằn vặt, khổ sở. Chinh phục thực tại bên ngoài, đấy cũng là một nỗlực mệt nhoài của ý chí”. Điều này đã trả lời cho rất nhiều câu hỏi liên quan đếnđộng lực của chúng ta.

Có thể chúng ta đã từng hừng hực rực lửa để lao vào làm đề án, bài tập, thực hiện ý tưởng, hay học một thứ gì đó mới nhưng cuối cùng mọi động lực cứ lụi tắt dần theo thời gian. Khi bắt tay vào làm thứ gì đó mới mẻ, hay thậm chí chúng ta đã làm đi làm lại điều mà ta đã ấp ủ suốt một thời gian dài rồi cũng đến ngày ta phải bỏ cuộc vì một thực tế phũ phàng: thực tại.

Sự tàn nhẫn của thực tại ở chỗ đó, nó khiến ý chí của ta mệt nhoài, hết lần này đến lần khác. Mỗi khi gặp những lực trở, ý chí của chúng ta phải tăng cường thêm một phần. Khi càng nhiều những trở ngại của thực tại, cũng là lúc ta dần kiệt quệ sự nỗ lực vốn có của bản thân. Cũng có thể hiểu rằng, vào một ngày đẹp trời, ta chọn cách bỏ cuộc.

Hành trình hiện thực hóa những ước mơ – lối thoátcho những kẻ mộng mơ

Để dẫn dắt vào đề mụcnày, tôi xin trích dẫn ba cấp độ hướng tới lý tưởng ở trong sách:

“1. Lý tưởng của một người bình thường:là-người như những người-khác-là;

2. Lý tưởng của người loạn thần kinh:là-chính-mình, nghĩa là sống như con người mà anh ta vốn-là, chứ không phải conngười mà người khác muốn anh ta là;

3. Lý tưởng của con người sáng tạo: Đấy là mộtlý tưởng đích thật, cái lý tưởng đấy dẫn lối anh ta trở thành con người mà bảnthân anh ta muốn-trở-thành.”

Vậy hẳn lý tưởng của con người sáng tạo khó thực hiện nhất, bởi hai cấp độ lý tưởng ở phía trên thật không khó để đi tìm, bởi nó vẫn ở đó, bên trong chính mình hoặc bên ngoài xã hội. Còn lý tưởng của người sáng tạo không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân anh ta hay những khuôn mẫu chung của xã hội, mà lý tưởng của anh ta hướng đến người mà anh ta muốn-trở-thành.

Để đi tìm lý tưởng đó không hề đơn giản, cũng chẳng mấy dễ chịu. Không ai tự dưng muốn trở thành một người có lý tưởng vĩ đại và số làm được nó thì càng ít ỏi. Người sáng tạo họ khác người bình thường ở chỗ: có một ý chí mạnh mẽ. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa những người sáng tạo và những người bình thường. Ở trong sách giải thích rất cặn kẽ nhưng tôi muốn lấy một ví dụ cho bạn đọc dễ hiểu.

Đó là nhân vật Andrew Neiman trong phim Whiplash. Một trong những câu nói bất hủ của Neiman đó là “Con thà sống một cuộc đời nghiện ngập và chết ở tuổi 34 nhưng vẫn được người đời nhớ tới, hơn là sống phây phây tới 90 tuổi mà chẳng ai biết con là ai”. Đây có thể là một đề tài cũ, nhưng sau khi xem hết bộ phim nó khiến tôi còn dư đọng rất nhiều những suy nghĩ. Cũng như nhân vật Nina đam mê múa trong Blackswan, tài năng trẻ Andrew Neiman đã đặt đam mê chơi trống của mình lên trên hết trong khi anh có vô vàn lựa chọn khác trong đời sống hiện đại nhộn nhịp. Anh hầu như không có bạn bè, chỉ có bộ trống làm bạn và dành tối đa thời gian của mình để tập. Đến nỗi tay rướm máu, rồi lại băng bó rồi lại tập và trải qua vô vàn đau đớn khi phải hi sinh rất nhiều thứ mà lẽ ra tuổi trẻ phải được trải nghiệm. Nhưng cuối cùng cho đến một ngày, thành công của anh cũng được đền đáp, anh được biểu diễn trong một band nhạc nổi tiếng và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chơi trống.

Đó là một trong những nhân vật truyền cảm hứng nhất cho tôi đến thời điểm hiện tại. Mỗi khi tôi bị mắc kẹt vấn đề gì đó trong đời sống hiện tại, tôi thường nhớ đến một anh thanh niên dám mơ ước, dám dấn thân vào những vùng đất hoang vu để tìm cho mình những bông hoa đẹp nhất trong cuộc đời. Đối với tôi, đó không phải là một cú hích, đó là một hình ảnh bên trong để củng cố ý chí.

Để kết thúc bài review, tôi muốn gửi một trích dẫn của Leo Tonstoy tới bạn đọc: ‘Trong đời người, có hai con đường bằng phẳng không trở ngại: Một là đi tới lý tưởng, một là đi tới cái chết’.

————————

Bạn là bên xuất bản và phát hành sách thể loại tâm lý? Bạn muốn giới thiệu những đầu sách đó đến đông đảo độc giả – những người có niềm đam mê tìm hiểu kiến thức tâm lý? Vậy thì mời bạn tham khảo hợp tác truyền thông sách qua link nhé: https://acrazymind.vn/hop-tac-review-sach-cung-a-crazy-mind/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan