[Review sách] Truyền thông xã hội – Mã số nghịch lý

“Trang cá nhân giống như một loại áo trói khiến chúng ta cảm thấy thoải mái lúc đầu, nhưng sau đó lại thấy khó có thể thoát ra.”

Truyền thông xã hội hay cụ thể là mạng xã hội Facebook đã quá quen thuộc thậm chí trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của không ít người. Nó trở nên “thân thuộc” và dần đi sâu vào cuộc sống của con người nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thật sự “thân thuộc” và hiểu về truyền thông xã hội. Và tôi cũng vậy, đôi khi tôi dành hàng giờ lướt mạng xã hội Facebook mà không biết mình đang sử dụng, xem chúng với mục đích gì mà chỉ như thói quen – một thói quen vô bổ và tốn kém thời gian, sức khỏe…


Cho tới khi tôi đọc cuốn sách “Tâm lý học nói gì về truyền thông xã hội” của Ciarán Mc Mahon tôi mới thực sự hiểu đúng, hiểu hết về khái niệm truyền thông xã hội. Đặc biệt tôi phát hiện ra những nghịch lý trong tâm lý của bản thân khi sử dụng truyền thông xã hội hay cụ thể hơn là mạng xã hội Facebook. Đó là gì? Liệu bạn có giống tôi? 


“Trang cá nhân giống như một loại áo trói

khiến chúng ta cảm thấy thoải mái lúc đầu,

nhưng sau đó lại thấy khó có thể thoát ra.”

Nghịch lý 1: Hồ sơ cá nhân – Bộ mặt hèn nhát của con người


“Khi nói về bản thân, bạn sẽ nói chính xác chứ? Bạn đang mô tả con người thực sự của bạn hay hình mẫu bạn hướng tới?”


Khi lập hồ sơ cá nhân, giới thiệu những thông tin cá nhân trên Facebook thường sẽ có hai kiểu người cơ bản: 



  1. Những người mô tả chính xác về bản thân ngoài đời thực và những người mô tả không hoàn toàn chính xác về bản thân mà xem lẫn những hình mẫu lý tưởng mà họ hướng tới. Nhưng những mô tả chưa đúng ấy là phiên bản tương lai, phát triển hơn của họ ở thực tại và nó hoàn toàn có cơ sở ở thực tại với mục đích tạo động lực, tự nhắc nhở bản thân không ngừng phấn đấu phát triển và hoàn thiện. Đồng thời, củng cố niềm tin về bản thân và những điều mình đang hướng tới là hoàn toàn tốt đẹp và được mọi người chấp nhận, công nhận. 
  2. Những người mô tả không chính xác vào bản thân. Những mô tả ấy hoàn toàn không có cơ sở thực tế thậm chí là trái ngược với họ ngời đời thực. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao họ làm thế? Theo tôi thì có hai nguyên nhân chính.


Nguyên nhân thứ nhất là người dùng muốn tự do thể hiện bản thân, nói những điều họ chưa dám nói, bày tỏ những vấn đề họ chưa dám bày tỏ. Nhìn theo chiều hướng tích cực, họ đang giải tỏa bản thân khỏi những kìm nén của xã hội. Thực tế xã hội của chúng ta là những mạng nhiện quan hệ được thiết lập với nhiều mắt xích. Mỗi mạng nhện quan hệ mang theo những nguyên tắc, quy luật mà ta phải tuân thủ nếu không ta có thể bị trúng độc nhện bất cứ lúc nào. Nếu ta không cẩn trọng về lời nói và hành động của bản thân thì ta có thể mất đi các mối quan hệ, cơ hội, thậm chí là tính mạng như người xưa có câu “lời nói đọi máu”. Chính vì thế, mạng xã hội là miền đất hứa cho sự tự do. Tuy nhiên, với tình hình an ninh mạng tương đối chặt chẽ như ngày này việc chúng ta ngôn luận không suy nghĩ cũng đem đến những hiểm họ khôn lường. Trong cuốn sách, Ciarán Mc Mahon cũng đã đề cập tới các trường hợp tương tự như Blog mang tên “A gay girlin Damascus”, “Phiên xử trò đùa Twitter”,… Ngược lại, nhìn theo chiều hướng tiêu cực thì họ đang tạo ra một lý do hoàn hảo ho sự hèn nhát của bản thân, họ không dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm, hay nó cách khác chính họ có lẽ cũng không tin tưởng điều mình sẽ làm, sẽ nói trên mạng truyền thông xã hội đó là đúng.


Nguyên nhân thứ hai là họ đã thực sự bước vào thế giới ảo. Xây dựng lên cho mình một thân phận ảo mà phổ biến nhất là thân phận Rich Kid, thân phận nở kín nửa hở Suger Baby, một cuộc sống ảo với những nơi check in sang chảnh, những chuyến shopping, du lịch đắt đỏ,…Hiện tượng này ngày càng phổ biến trọng xã hội đặc biệt là giới trẻ tạo ra những hệ lụy khôn lường trong cuộc sống thực, xã hội thực.


Nghịch lý 2: Hình ảnh cá nhân, bài đăng cá nhân, coment cá nhân – đăng hay không đăng, lưu giữ hay không lưu giữ.


Một trong những chức năng tuyệt vời của mạng xã hội đó là thời gian lưu trữ vô hạn, rất nhiều người viết những câu chuyện, chia sẻ cá nhân. Nhưng chức năng ấy kết hợp cùng những phát ngôn bốc đồng không suy nghĩ theo thời gian đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con người ví dụ như trường hợp của một cô hoa hậu mới đăng quang đã bị lộ ra không ít comment với những phát ngôn thiếu chuẩn mực, hay anh rapper mới nổi lộ những tin nhắn nói xấu đồng nghiệp, nói xấu giám khảo,..


Chúng ta cũng thường đăng ảnh check in tại mỗi nơi chúng ta đi qua, tại những buổi họp mặt,… để lưu giữ lại kỉ niệm, mỗi năm sẽ được nhắc lại một lần. Thật là thú vị và đáng nhớ biêt bao. Nhưng ngược lại, không ít người bị lộ những ảnh nóng, clip phản cảm và bị lan truyền với tốc độ chóng mặt ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống đặc biệt là tinh thần như hiện tượng Snapchat, hiện tượng Fappening,…được Ciarán Mc Mahon phân tích trong cuốn sách.

Nghịch lý 3: Tin nhắn – kiểm soát cảm xúc hay bộ mặt vô cảm


“Khi nhắn tin, bạn không lộ ra manh mối cảm xúc trong giao tiếp, nên bạn có nhiều quyền kiểm soát cảm xúc hơn so với khi gặp mặt.”


Khi nhắn tin, thứ duy nhất có thể bộc lộ cảm xúc là ngôn từ. Khi nhắn tin, chúng ta có thời gian để phản hồi hồi ý kiến, suy nghĩ của bản thân. Chính vì thế, chúng ta có thể kiểm soát được cảm xúc một cách triệt để và hạn chế những hành động bồng bột do cảm xúc nhất thời. Tuy nhiên nhìn theo khía cạnh khác thì chúng đang dần “ăn mòn” cảm xúc, “ăn mòn” phản xạ giao tiếp, ăn mòn tính quyết đoán của chúng ta. 


Kiểm soát cảm xúc hay bộ mặt vô cảm là do bạn quết định!


Trên đây là một vài điều thú vị mà tôi phát hiện về truyền thông xã hội hay cụ thể hơn là mạng xã hội facebook qua cuốn sách Tâm lý học nói gì về truyền thông xã hội của Ciarán Mc Mahon. Còn bạn thì sao bạn đã đọc cuốn sách chưa bạn có phát hiện thú vị gì về truyền thông xã hội nói chung và cuốn sách Tâm lý học nói gì về truyền thông xã hội hay không? Hãy chia sẻ với chúng mình ở phần comment nha!


Tác giả review: Lăn


BẢN THẢO
Bài viết liên quan