Hiểu Về Rối Loạn Lo Âu Và Các Loại Hình Phổ Biến

Lo âu là một phản ứng bình thường trước căng thẳng và đem lại lợi ích trong một số tình huống. Sự lo lắng cảnh báo chúng ta về mối hiểm nguy phía trước, giúp ta chuẩn bị sẵn sàng …

Lo âu là một phản ứng bình thường trướccăng thẳng và đem lại lợi ích trong một số tình huống. Sự lo lắng cảnh báochúng ta về mối hiểm nguy phía trước, giúp ta chuẩn bị sẵn sàng và tập trungchú ý hơn. Khác với những cảm xúc lo lắng, bồn chồn thông thường, rối loạn loâu thường kèm theo những nỗi sợ hãi và lo âu quá mức. Rối loạn lo âu là rốiloạn tâm thần phổ biến nhất và ảnh hưởng đến 30% người trưởng thành tại mộtthời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Rối loạn lo âu có thể chữa được vàhiện tại có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Sau khi được điều trị, hầuhết mọi người đều có thể sống và làm việc bình thường.

RỐI LOẠN LO ÂU PHỔ BIẾN ĐẾN MỨC NÀO?

Trong bất kỳ năm nào, tỷ lệ ước tínhcủa người Mỹ trưởng thành gặp phải các rối loạn lo âu là:

  • 7-9%: sợ hãi một thứ gì đó cụ thể
  • 7%: rối loạn lo âu xã hội
  • 2-3%: rối loạn hoảng sợ
  • 2%: ám ảnh sợ khoảng trống
  • 2%: rối loạn lo âu lan tỏa
  • 1-2%: rối loạn lo âu phân ly

Phụ nữ có khả năng gặp phải rối loạnlo âu nhiều hơn nam giới.

Lo âu đề cập đến sự dự đoán về mộtmối lo trong tương lai, thường đi kèm với sự căng cơ và hành vi né tránh.

Sợ hãi là phản ứng cảm xúc với mộtmối đe dọa ngay trước mắt, thường đi kèm với một hoặc một chuỗi hành động –hoặc là ở lại để đương đầu, hoặc là rời đi để thoát khỏi nguy hiểm.

Rối loạn lo âu có thể khiến ngườibệnh cố gắng tránh né những tình huống có thể kích thích hoặc làm trầm trọngthêm các triệu chứng của họ. Hiệu quả công việc, kết quả học tập và các mốiquan hệ cá nhân có thể bị ảnh hưởng.

Nhìn chung, để được chẩn đoán là mắcchứng rối loạn lo âu, nỗi lo hoặc sự sợ hãi phải:

  • Không tương xứng với tình huống hoặc không phù hợp với độtuổi
  • Cản trở khả năng hoạt động bình thường của bạn

Các loại rối loạn lo âu bao gồm rốiloạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ chuyên biệt, ám ảnh sợ khoảngtrống, rối loạn lo âu xã hội và rối loạn lo âu phân ly.

CÁC KIỂU RỐI LOẠN LO ÂU

Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa gồm nỗi lolắng dai dẳng và quá mức, gây cản trở các hoạt động thường ngày. Sự lo lắng vàcăng thẳng kéo dài này có thể đi kèm với những triệu chứng trên cơ thể như bồnchồn, bất an, dễ mệt mỏi, khó tập trung, căng cơ và khó ngủ. Thường các nỗi lotập trung vào những vấn đề hàng ngày như trách nhiệm trong công việc, sức khỏecủa gia đình hay những chuyện nhỏ nhặt như việc nhà, sửa xe, các cuộc hẹn…

Rối loạn hoảng sợ

Triệu chứng đặc thù của rối loạnhoảng sợ là các cơn hoảng loạn tái phát – sự lo lắng, căng thẳng cực độ cả vềmặt thể chất và cảm xúc. Trong một cơn hoảng loạn, một vài triệu chứng sau đâycó thể kết hợp xảy ra:

  • Đánh trống ngực, tim đập mạnh hoặc nhịp tim nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy
  • Cảm giác khó thở, ngột ngạt
  • Đau ngực
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm giác nghẹt thở
  • Tê dại hoặc ngứa ran
  • Ớn lạnh hoặc nóng bừng bừng
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Cảm giác bị tách biệt
  • Sợ mất kiểm soát
  • Sợ chết

Vì các triệu chứng trầm trọng nhưvậy, nhiều người trải qua cơn hoảng loạn có thể hiểu nhầm là họ bị lên cơn đautim hay các bệnh nguy hiểm đến tính mạng khác và đến phòng cấp cứu. Cơn hoảngloạn có thể đoán trước (phản ứng với một đối tượng gây sợ hãi), hoặc không thểđoán trước (dường như xảy ra không có lý do). Độ tuổi trung bình khởi phát rốiloạn hoảng sợ là 22-23. Rối loạn hoảng sợ có thể đi kèm với các rối loạn tâmthần khác như trầm cảm hay PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn).

Ám ảnh sợ hãi, ám ảnh chuyên biệt

Ám ảnh  chuyên biệt là một nỗi lo dai dẳng và quá mứcvới một đối tượng, tình huống hoặc hoạt động mà thông thường không gây hại.Người bệnh biết nỗi sợ của mình là quá mức nhưng không thể vượt qua được. Nhữngnỗi sợ này gây ra căng thẳng đến mức một số người sẽ thực hiện các biện phápcực đoan để tránh những gì họ sợ. Một vài ví dụ điển hình là ám ảnh sợ bay hoặcsợ nhện.

Ám ảnh sợ khoảng trống

Ám ảnh sợ khoảng trống là nỗi sợ ởtrong những tình huống mà việc thoát ra sẽ khó khăn hoặc gây xấu hổ, hoặc khôngcó giúp đỡ khi có triệu chứng hoảng loạn. Nỗi sợ không tương xứng với tìnhhuống thực tế và thường kéo dài 6 tháng trở lên, gây cản trở trong hoạt độnghàng ngày. Một người có chứng ám ảnh sợ khoảng trống sẽ sợ hãi khi ở trong ítnhất 2 tình huống sau:

  • Sử dụng phương tiện công cộng
  • Ở trong không gian mở
  • Ở trong không gian kín
  • Đứng xếp hàng hoặc trong đám đông
  • Ra khỏi nhà một mình

Người bệnh sẽ chủ động tránh nénhững tình huống này, yêu cầu người khác đi cùng hoặc chịu đựng với nỗi sợ vàsự lo lắng cực độ. Ám ảnh sợ khoảng trống không được điều trị có thể trở nênnghiêm trọng đến mức người bệnh không thể ra khỏi nhà. Một người chỉ được chẩnđoán mắc phải ám ảnh sợ khoảng trống khi nỗi sợ gây ra sự khó chịu cực độ hoặcảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày.

Rối loạn lo âu xã hội (từng được gọi là ám ảnh sợ xã hội)

Người gặp phải rối loạn lo âu xã hộisẽ cảm thấy cực kì lo lắng và khó chịu về việc bị bẽ mặt, chế nhạo, từ chối haycoi thường trong các tương tác xã hội. Người bệnh sẽ cố gắng tránh né tìnhhuống này hoặc chịu đựng với nỗi lo lắng cực độ. Những ví dụ điển hình là cựckỳ sợ việc nói trước đám đông, gặp gỡ người lạ hoặc ăn/uống ở nơi công cộng.Nỗi sợ hoặc sự lo lắng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và kéo dài ít nhất6 tháng.

Rối loạn lo âu phân ly

Người mắc phải rối loạn lo âu phânly cực kì sợ hãi và lo lắng về việc bị tách khỏi những người mà họ gắn bó. Cảmxúc này vượt qua mức hợp lý đối với lứa tuổi của người bệnh, kéo dài ít nhất 4tuần ở trẻ em và 6 tháng ở người lớn, gây cản trở cho hoạt động hàng ngày.Người bệnh sẽ thường xuyên lo lắng về việc mất đi người thân, có thể miễn cưỡnghoặc từ chối một số việc như ra ngoài, ngủ xa nhà hay không ở bên cạnh ngườiđó, có thể gặp ác mộng về việc chia ly. Những triệu chứng thể chất thường đượcphát triển từ tuổi ấu thơ và kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Các yếu tố rủi ro

Nguyên nhân của rối loạn lo âu chưađược làm rõ, nhưng khả năng cao là bao gồm sự kết hợp của các yếu tố như ditruyền, môi trường, tâm lý và phát triển. Rối loạn lo âu có thể di truyền tronggia đình, vậy nên có thể sự kết hợp của một số gene và căng thẳng từ môi trườngsẽ gây ra chứng rối loạn này.

Chẩn đoán và điều trị

Bước đầu tiên bạn nên làm là đến gặpbác sĩ để chắc chắn rằng các triệu chứng này không do các vấn đề thể chất gâynên. Nếu rối loạn lo âu được phát hiện, chuyên gia về sức khỏe tâm thần sẽ cùngbạn tìm ra phương án điều trị tốt nhất. Rất tiếc là đa số người bệnh rối loạnlo âu không tìm kiếm sự hỗ trợ. Họ không biết rằng chứng bệnh mình gặp phải córất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.

Mặc dù mỗi loại rối loạn lo âu đều cónhững đặc điểm riêng, hầu hết hai kiểu điều trị sau đều có hiệu quả: trị liệutâm lý (hay điều trị thông qua trò chuyện) và sử dụng thuốc. Các phương phápnày có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp. Liệu pháp nhận thức hành vi(CBT), một loại tâm lý trị liệu, cũng có thể giúp người bệnh thay đổi cách suynghĩ, phản ứng và cư xử để bớt thấy lo lắng hơn. Thuốc sẽ không chữa được rốiloạn lo âu, nhưng có thể giúp làm giảm triệu chứng đáng kể. Loại thuốc được sửdụng phổ biến nhất là thuốc chống lo âu (thường được chỉ định sử dụng trong mộtthời gian ngắn) và thuốc chống trầm cảm. Thuốc ức chế thụ thể  beta (beta-blockers), thường được dùng cho cácbệnh tim, đôi khi được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng thể chất của lo âu.

Tự giúp đỡ bản thân, cách đối phó và kiểm soát

Có rất nhiều việc người bệnh có thểlàm để đối phó với các triệu chứng của rối loạn lo âu và giúp việc điều trịhiệu quả hơn. Các kĩ thuật kiểm soát căng thẳng và thiền có thể hữu ích. Cácnhóm hỗ trợ lẫn nhau (trực tiếp hay online) cũng có thể mang đến cơ hội chia sẻcác kinh nghiệm và cách ứng phó. Tìm hiểu các thông tin về chứng rối loạn lo âuvà giúp đỡ người thân, bạn bè hiểu hơn về các chứng bệnh này cũng sẽ rất cóích. Bạn nên tránh sử dụng caffeine (thứ có thể làm các triệu chứng trầm trọnghơn) và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: What Are Anxiety Disorders?

Dịch: Sophie

Biên tập: #Zealous

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan