Than phiền thế nào cho "hợp tình hợp lý"?

Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ý chúng ta mong muốn, do vậy việc than phiền hay không hài lòng là điều bình thường. Quan trọng là chúng ta "bật chế độ" than phiền đúng cách thế nào mà thôi...


Hầu như mọi ngày, với khả năng không thể tránh khỏi đi kèm chút chán nản, những người xung quanh sẽ gây tổn thương chúng ta bằng cách này hay cách khác: đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp, một đứa trẻ, hoặc thậm chí rất có thể là “nửa kia”. Họ tỏ ra hờ hững với những chuyện vô cùng quan trọng với chúng ta, ở một mức độ nhiều hay ít – họ còn tệ bạc, ích kỷ, buông lời xúc phạm hay cộc cằn.


Chúng ta có thể chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về việc quan sát cách phản ứng đặc trưng của chúng ta – vậy nhưng cách chúng ta phản ứng khi bị đối xử sai thể hiện rõ nội hàm bản thân chúng ta là ai vậy, và có thể tạo ra sự khác biệt giữa một cuộc sống với sự thất vọng và cay đắng triền miên và một cuộc sống với sự chung sống có thể chấp nhận được. Một phần quan trọng của nghệ thuật sống dường như nằm ở việc nhận biết cách than phiền mang tính xây dựng và lành mạnh đối với những người phạm lỗi với mình.


Nhìn chung, có ba cách chủ yếu mà một người có thể than phiền.


| Nguồn: Anastasia Shuraeva | Ảnh: pexels


Cách đầu tiên là: Bùng nổ cơn giận dữ trực tiếp. Ở đây chúng ta giận đùng đùng, la hét, lăng mạ, xem thường và ra sức đè bẹp đối phương. Điều ẩn sau phản ứng này là, sâu thẳm trong tim, sự hoảng loạn, kích động và cảm giác thảm hại vì bị tổn thương và phản bội. Việc bị coi thường lòng tự trọng cắt từng nhát thật sâu vào lòng chúng ta, làm dấy lên sự bất an, khiến chúng ta phải ra sức la hét để thoát khỏi sự tủi nhục. Tiếng quát tháo của chúng ta có thể ầm ĩ nhưng lại phát ra từ vùng cực kỳ dễ bị tổn thương. Chúng ta đang sống mà không có lớp vỏ bọc tâm lý. Tất nhiên, đáng tiếc là việc bùng nổ cơn giận dữ trực tiếp chắc chắn cản trở khả năng sự than phiền của chúng ta sẽ được lắng nghe. Khi đối mặt với sự phẫn nộ của chúng ta, những người từng “chướng tai gai mắt” chúng ta sẽ tự cảm thấy khó chịu, bắt đầu tức tối, từ chối lắng nghe và kết tội chúng ta về hàng đống thứ hoàn toàn che lấp đi lời than phiền lúc đầu của chúng ta đối với họ. Chúng ta sẽ chẳng thể đạt được gì.


Sự lựa chọn thứ hai là: Cơn giận dữ nguội lạnh. Ở đây chỉ người nào đó ít nói nhưng thù ghét rất sâu sắc và thầm lặng. Chúng ta không dám than phiền một cách thẳng thắn với một nỗi thất vọng mà đối phương sẽ không bao giờ hiểu được, bị thôi thúc với cảm xúc rằng chúng ta không xứng đáng được lắng nghe. Sự căm ghét bản thân ẩn sâu vây lấy chúng ta trong sự hoài nghi và đau buồn. Chúng ta trở nên thành thạo trong việc rút lui. Có lẽ chúng ta đã như vậy từ khi còn nhỏ, chúng ta lớn lên xung quanh những người trưởng thành chắc hẳn quá nhạy cảm, bận rộn, độc đoán hoặc không bao giờ có mặt để lắng nghe chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã học cách chịu đựng nỗi đau của bản thân và dù sôi sục trong lòng, vẫn cư xử với sự lịch sự mang tính phòng thủ và thái độ gây hấn được che giấu chống lại những người đáng ghét đã làm hại chúng ta.


Cách sau cùng để tiến đến thành quả xa hơn là: Lời than phiền chín chắn. Để làm chủ một kỳ công như vậy, chúng ta phải đạt được ý thức nền tảng rằng về cơ bản chúng ta không đáng phải chịu sự ác ý và nó cũng không bao có thể hủy hoại chúng ta. Chúng ta giữ bình tĩnh vì chúng ta thích bản thân đủ nhiều, một thành quả của việc được quan tâm bởi những người có hảo cảm với chúng ta, và từ chối việc chịu đựng hình phạt một cách lặng lẽ hoặc với sự kiên nhẫn tự làm đau bản thân. Chúng ta có được sự tự tin để không bị rơi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn bởi lời xúc phạm. Chúng ta có thể tìm kiếm sự hồi phục và có khuynh hướng làm như vậy khá nhanh, trong khi sự việc xảy ra vẫn còn mới đây trong tâm trí mọi người, nhưng với thái độ thận trọng, bình tĩnh có chiến lược của những người đảm bảo quyền phát ngôn của mình.


Chúng ta phải cẩn thận không buông lời xúc phạm hoặc xem thường đối phương. Chúng ta chỉ đơn giản nói rõ cảm nhận của chúng ta như thế nào. Thay vì quả quyết: “Bạn là kiểu thù hằn và ích kỷ khi làm việc x …”, chúng ta sẽ nói: “Tôi cảm thấy bị tổn thương bởi cách bạn làm việc x.” Chúng ta không cho người khác những cái cớ dễ dàng để bị xúc phạm và lần lượt bịt tai họ; chúng ta không muốn điều đó đơn giản như vậy. Tuy nhiên, chúng ta không có niềm tin vô hạn rằng mọi người sẽ luôn hiểu và chấp nhận những gì chúng ta đang cố gắng diễn đạt với họ; dù sao chúng ta cũng muốn nói ra, vì chúng ta đều biết thật không tốt để “nuốt trọn” những lời than phiền và chúng ta không muốn tự làm tổn hại sức khỏe. Chúng ta ngay lập tức thực tế về các khả năng đối thoại và kiên quyết nói chuyện với nhau trong mọi trường hợp.


Chúng ta xứng đáng nhận được một sự cảm thông lớn dù cho thất bại trong việc học cách than phiền một cách khôn ngoan. Sự bất lực của chúng ta là một cái nhìn thoáng qua về quá khứ và một vài động lực đặc biệt phức tạp xảy ra trên dòng chảy thời gian. Nhưng bằng cách phác ra kiểu than phiền lý tưởng, chúng ta có thể bắt đầu hình dung những điều mà từ thiên bẩm chúng ta không có khả năng và dần thay thế vào đó nhờ vào lý trí và suy ngẫm những gì chúng ta chưa thể đạt được thông qua giáo dục và tình yêu. Chúng ta có thể tiến những bước loạng choạng đầu tiên trên con đường dẫn đến lời than phiền chín chắn.


------------


Dịch bởi: Uyen Nguyen 

Biên tập: Phoebe Trịnh

[Online] Available at: 

<https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/how-to-complain/



BẢN THẢO
Bài viết liên quan