Thành công và Hạnh phúc - Cái nào quan trọng hơn?

Cảnh báo đây là một bài viết rất hay và ý nghĩa, nhưng cũng rất dài. Cân nhắc trước khi đọc.

Điều gì quan trọng với bạn hơn, hạnh phúc hay thành công? Nhà tâm lý học Daniel Gilbert, hiện là giáo sư tâm lý tại Harvard, cho rằng hạnh phúc là mục đích cuối cùng của mọi quyết định trong đời chúng ta (Gilbert, 2010).


Gilbert chỉ ra rằng mức độ sáng suốt của quyết định phụ thuộc vào việc quyết định đó có khiến ta vui, khiến ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hay vừa ý không. Các nhà nghiên cứu tập trung vào hạnh phúc nhiều hơn so với quá khứ và khoa học cuối cùng đã chịu chú ý đến điều gì mới thực sự là hạnh phúc. 


Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Thạc sĩ Sonja Lyubomirsky trong cuốn sách Chế độ ăn hạnh phúc (The Happiness Diet), 40% của sự hạnh phúc nằm trong sự điều khiển của chính chúng ta (Lyubomirsky, 2008). Lyubomirsky đã tìm hiểu về hạnh phúc gần 2 thập kỷ và nghiên cứu của bà dẫn lối trong các nghiên cứu khoa học can thiệp vào cách tăng cảm giác hạnh phúc của con người. 


Nhưng cái nào đến trước - hạnh phúc hay thành công? 


Hạnh phúc, trên thực tế, khó định lượng được và phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của mỗi người. Thành công thường được đánh giá bằng một yếu tố ngoại vi hoặc bằng cách so sánh với người khác. 


Người ta thường gắn hạnh phúc phần nhiều với những cảm xúc riêng tư, trong khi thành công thì ngược lại. Người ta có thể đánh giá sự thành công không chỉ trên trên khía cạnh cá nhân, mà còn trên khía cạnh tập thể.

Hạnh phúc là một cái đích mà rất nhiều người muốn đến. Hầu hết mọi người có một khát khao thành công cháy bỏng trong cuộc sống và họ thường tin rằng thành công sẽ đem lại cho họ hạnh phúc.  

Dù chúng ta có thể sẽ không bao giờ dám chắc 100% là cái nào quan trọng hơn, nhưng chúng ta biết rằng hạnh phúc và thành công có một liên kết vô cùng chặt chẽ. 


Mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công


Theo như Lyubomirsky, King, và Diener (2005) rất nhiều nghiên cứu cho thấy người hạnh phúc thường thành công trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm công ăn việc làm, sức khỏe, thu nhập, tình bạn, và thậm chí cả hôn nhân. Các tác giả đã đưa ra một mô hình khái niệm giải thích cho những phát hiện này. Họ cho rằng mối liên kết hạnh phúc- thành công tồn tại không chỉ bởi vì thành công làm cho mọi người hạnh phúc, mà còn từ mặt tích cực ảnh hưởng đến việc tạo ra thành công. 

Nghiên cứu thực hiện trên 3 lớp bằng chứng, gồm: 


  1. Mặt cắt ngang
  2. Mặt cắt dọc 
  3. Thực nghiệm 


Kết quả của nghiên cứu cho thấy hạnh phúc có liên kết và đến trước phần đông kết quả thành công. Hơn thế, nó cũng được phát hiện rằng có những hành động diễn ra song song với thành công. 


Bằng chứng cho thấy ý tưởng về sự tác động tích cực, đánh dấu tình trạng sức khỏe hạnh phúc, có thể là nguyên nhân của tính cách, cảm giác khuây khỏa, và thành công đáng mơ ước có liên quan đến hạnh phúc. 


Câu hỏi thực sự là, cái nào sẽ xảy ra trước, hạnh phúc hay thành công? Câu hỏi giống như câu hỏi gà hay trứng có trước vậy, 


Nếu cảm giác hạnh phúc tới trước, bạn hẳn sẽ ngờ ngợ rằng phải hiểu thế nào là hạnh phúc trước khi có được thành công. Ngược lại là nếu thành công đến trước hạnh phúc. 


Để thực sự hạnh phúc thì phải đánh đổi điều gì? Bạn có phải thành công để hạnh phúc? Nó giống như cả triệu người trên thế giới không đồng ý với bạn rằng thành công không thể đảm bảo hạnh phúc vậy. 



Có rất nhiều người ngoài kia tưởng rằng họ đang hạnh phúc, mà không cần phải thành công, cũng giống như rất nhiều người thành công đang cố đi tìm xem hạnh phúc là gì. 


Làm thế nào mà hai điều này lại gắn bó chặt chẽ với nhau đến vậy? Đây sẽ là vấn đề mà hôm nay chúng ta cùng giải quyết. 


Theo một giả thuyết, con người không sinh ra để hạnh phúc, con người sinh ra để tồn tại. 


Rất nhiều người trong chúng ta thấy bản thân mình sống vội vã, để theo đuổi hạnh phúc. Vấn đề là chúng ta sẽ chẳng bao giờ đặt chân được tới đó. 


Với nhiều người, hạnh phúc chỉ là một thứ chúng ta mong mỏi. Hạnh phúc là một nơi chúng ta có thể đến vào một ngày đẹp trời. Nhưng chúng ta quên mất rằng hạnh phúc là một trạng thái tâm trí, không phải là một điểm đến.


Chúng ta biết hạnh phúc không hải mộ trạng thái cố định vì kể cả người hạnh phúc nhất trên thế gian cũng có lúc buồn. 


Norrish và Vella-Brodrick (2008) đã nghiên cứu xem hạnh phúc có xứng đáng để theo đuổi hay không. Hạnh phúc, con đường đi tới hạnh phúc, và ý nghĩa của nó với cuộc đời sẽ còn là tranh cãi dài lâu. 


Con người đang tìm nhiều cách để trở nên hạnh phúc hơn. 


Điều này được biểu lộ qua việc nhu cầu với sách self-help và văn học tăng cao. 


Chỉ mới đây các nhà khoa học xã hội mới bắt đầu thực sự nghiên cứu về hạnh phúc. Theo Norrish và Vella-Brodrick (2008), tâm lý học từ trước đến nay là một nghề chữa bệnh chủ yếu tập trung vào bệnh lý, rối loạn chức năng và bệnh tâm thần.


Một số nhà khoa học xã hội thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng việc nghiên cứu cảm xúc của con người là một mục tiêu xa xỉ hoặc thậm chí là ‘nuông chiều’ so với tầm quan trọng và nhu cầu hiểu được nỗi khổ của con người. 


Một số học giả trong lĩnh vực này còn đi xa hơn khi nói rằng quan điểm tiêu cực truyền thống hơn của tâm lý học bỏ qua những khía cạnh tích cực trong hoạt động của con người. 


Thật may mắn, điều này đang được thay đổi nhanh chóng với sự ra đời của phong trào tâm lý học tích cực. 


Sự khác biệt giữa hai khái niệm


Định nghĩa hạnh phúc chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Vài người có thể tìm thấy hạnh phúc trong những điều nhỏ bé đơn giản như một ngày đi chơi công viên hoặc một khoảnh khắc hạnh phúc. Những người khác lại thấy hạnh phúc là một điều khó nắm bắt. 


Nghiên cứu của tâm lý học tích cực định nghĩa một người hạnh phúc là một người thường xuyên có những cảm xúc tích cực, như thích thú, vui vẻ và hãnh diện, cũng như hiếm khi có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã hay bồn chồn, lo lắng (Lyubomirsky và cộng sự., 2005).


Hạnh phúc cũng có liên quan tới sự hài lòng, trân trọng cuộc sống cũng như các khoảnh khắc đánh giá của niềm vui. 


Nói chung, hạnh phúc có liên quan đến sự trải nghiệm các cảm xúc tích cực. 


Theo Norby (2013), tâm lý học tích cực cung cấp cách thức giúp chúng ta suy nghĩ lại về cách chúng ta làm việc. Không chỉ cho chúng ta công cụ, mà còn ‘chích ngừa’ nỗi buồn giúp chúng ta, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy để đạt được trạng thái hạnh phúc là một cách làm việc hoặc hoàn thành nhiệm vụ một cách tích cực.


Norby so sánh tâm trí và não giống như diễn viên trên sân khấu. Những diễn viên trong não chúng ta ảnh hưởng cách chúng ta nghĩ về cách đạt được một khả năng. 

Shawn Achor, tác giả của cuốn ‘Lợi thế của hạnh phúc’ đã thực hiện một thử nghiệm mà ông cung cấp 3 giờ trị liệu tâm lý tích cực cho một nhóm người. 


Sau thử nghiệm, Achor quay lại để đo sự thành công của trị liệu. Bài test cho thấy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, số liệu của nhóm này về mức độ hài lòng của cuộc sống tăng cao hơn nhiều và mức độ stress thấp hơn so với những người không tiếp nhận trị liệu. 


Norby nói về 4 quy tắc của hạnh phúc trong một bài viết trên tạp chí “Hành vi của não bộ - Sự lựa chọn quyết định hạnh phúc và thành công của chúng ta". 


Bảy quy tắc của hạnh phúc


  1. Lợi thế của hạnh phúc: Hạnh phúc mang lại cho bộ não và tổ chức của bạn lợi thế cạnh tranh như thế nào 
  2. Động lực và đòn bẩy: Thay đổi phong độ bằng cách thay đổi tư duy 
  3. Ảnh hưởng Tetris: Luyện cho bộ não ‘tư bản hóa’ khả năng 
  4. Thoái hóa: Lợi dụng các điểm xuống dốc để làm động lực đi lên
  5. Vòng tròn ‘Zorro’: Điều chỉnh sự tập trung vào những thứ nhỏ; những mục đích dễ đạt được có thể tiếp thêm sức mạnh cho bạn 
  6. Luật 20 giây: giảm bớt các rào cản đối với sự thay đổi để chuyển thói quen xấu thành tốt
  7. Sự đầu tư xã hội: Tại sao sự ủng hộ của xã hội lại là tài sản lớn nhất của bạn, mà không phải là chính bản thân bạn 


Định nghĩa thành công cũng có thể khó. Trong từ điển, thành công được định nghĩa là: ‘Việc đạt được sự giàu có, sự tôn trọng hay danh tiếng’ . Dù vậy, định nghĩa này hơi ngắn. Thành công rộng hơn rất nhiều, không chỉ là thành công tài chính vì bạn có thể cảm thấy thành công ở các lĩnh vực khác của cuộc đời như tình yêu và các mối quan hệ, sức khỏe, và hơn thế nữa.


Cuối cùng, thành công không chỉ là sự giàu có và quyền lực. 


  • Barbara Bush định nghĩa thành công là cách bạn đối xử với người khác, từ gia đình cho tới người lạ 
  • Albert Schweitzer định nghĩa thành công là yêu những gì bạn làm 
  • Ông chủ Zappos, Tony Hsieh nói rằng thành công chính là sống đúng với giá trị của bản thân
  • Tác giả Maya Angelou tin rằng thành công chính là khi bạn tận hưởng công việc của mình 
  • Tỷ phú Richard Branson tin thành chỉ là sự cam kết 


Thomas Edison cho rằng thành công là một sự luyện tập bằng một câu: ‘Thành công có 1% là bẩm sinh và 99% là nỗ lực’. 


Định nghĩa đúng nhất với thành công có lẽ là định nghĩa của tác giả Stephen Covey khi ông cho rằng thành công là một cá nhân sâu sắc. “Nếu bạn cẩn thận xem xét những gì bạn muốn được nói về bạn trong trải nghiệm tang lễ, bạn sẽ tìm thấy định nghĩa thành công của mình”. 


Trong thực tế, nghĩ về việc thế nào là định nghĩa tốt nhất về cuộc đời mình cũng như ý nghĩa của thành công khi bạn lâm chung, có thể, là cách tốt nhất để biết ý niệm của bạn về thành công là thế nào một cách rõ ràng. 

 

Cái nào quan trọng hơn?


Khi nói đến nó, thành công và sự giàu có về tiền bạc không nhất thiết phải tương đương với hạnh phúc và sự an tâm. Bạn sẽ không thể hạnh phúc nếu bạn giàu có về mặt vật chất nhưng lại khó khăn ở mặt tinh thần. Mặt khác, bạn có thể có một cuộc sống tinh thần cũng như các mối quan hệ tuyệt vời, nhưng vẫn vật lộn với các khó khăn về tài chính. Hai điều này có sự liên kết ở một mặt nào đó với nhau. Hạnh phúc ảnh hưởng lên mức độ thành công và thành công ảnh hưởng lên mức độ hạnh phúc của mỗi chúng ta. 

 

Điểm thiết lập hạnh phúc


Norrish và Vella-Brodrick (2008) nói về điểm thiết lập hạnh phúc, còn được gọi là lý thuyết cân bằng động. Ý tưởng này phỏng đoán rằng bất chấp những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân của bạn, mức độ hạnh phúc của bạn vẫn không đổi đáng kể theo thời gian. Điểm thiết lập hạnh phúc này được cho là do con người có xu hướng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường của chúng ta. Quá trình thích nghi liên tục này thường được gọi là guồng quay theo chủ nghĩa khoái lạc hoặc kiểm soát cân bằng nội môi.


Để ủng hộ lý thuyết này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ hạnh phúc của những người trúng xổ số, mặc dù ban đầu cao, nhưng họ sẽ nhanh chóng trở lại mức hạnh phúc bình thường của họ. Điều tương tự cũng được tìm thấy với các nạn nhân bị bại liệt, những người ban đầu bị tiêu cực ảnh hưởng nhiều. Nếu mỗi người trong chúng ta đều có quan điểm về hạnh phúc thì khái niệm đó thách thức khả năng tồn tại của việc thực hiện nghiên cứu hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp được thiết kế để tăng mức độ hạnh phúc của cá nhân. Mặc dù khẳng định rằng cố gắng tăng hạnh phúc là một thách thức, nghiên cứu gần đây đã dẫn đến một số phát triển mới quan trọng liên quan đến điểm thiết lập hạnh phúc.


Diener (2006) đã cung cấp một bản sửa đổi của lý thuyết guồng quay theo chủ nghĩa khoái lạc ban đầu. Thông tin này dựa trên đánh giá dữ liệu từ Nghiên cứu Bảng Chất lượng Cuộc sống của Victoria và Khảo sát Giá trị Thế giới năm 1990. 

 

5 điểm của thuyết Guồng quay theo chủ nghĩa khoái lạc mà Diener đã sửa chữa: 



  1. Điểm thiết lập hạnh phúc được tưởng là do bẩm sinh, với nhiều người vui vẻ trong phần lớn thời gian 
  2. Điểm thiết lập hạnh phúc của mỗi người là khác nhau 
  3. Sự hài lòng với cuộc sống, các ảnh hưởng tích cực, và tiêu cực có những điểm thiết lập riêng của nó. Mỗi cái này có chỉ số biểu hiện sự thích ứng khác nhau. 
  4. Những sự kiện trong đời như cái chết của vợ chồng hoặc ốm đau dị tật có thể gây ra sự thay đổi đáng kể với mức độ hạnh phúc của một người.
  5. Tỷ lệ thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh có thể khác nhau giữa từng cá nhân. (Những người có chiến lược đối phó tích cực có thể trở lại mức hạnh phúc ban đầu nhanh hơn những người không có.)


Nhìn vào những điều sửa đổi này chúng ta có thể thấy rằng sự thích ứng của hạnh phúc có thể can thiệp được. 


Thành công có đem lại sự hạnh phúc và đủ đầy


Richard St. John, một nhà tiếp thị và nhà phân tích thành công bày tỏ ý tưởng rằng thành công không phải là con đường một chiều mà là một hành trình liên tục. Trong bài nói chuyện Ted của mình, St. John nói về hành trình thành công của cá nhân mình.


St. John nói về khái niệm vươn tới thành công và thực tế là công việc không dừng lại một khi bạn đạt đến điểm này.


Để tiếp tục thành công, bạn phải liên tục tạo ra những ý tưởng mới và niềm đam mê mới. Bạn phải nhớ lý do tại sao bạn bắt đầu làm những gì bạn đang làm ngay từ đầu.

Nếu bạn đạt đến đỉnh cao của thành công và dừng lại - bạn sẽ không thể tiếp tục duy trì thành công.


Mỗi chúng ta khi còn nhỏ đều được dạy rằng đạt được những cột mốc thành công nhất định trong cuộc đời là điều quan trọng.


Chúng ta làm việc để học tốt, làm việc để vào đại học, làm việc để có một sự nghiệp danh giá, và sau đó làm việc để sống trong một ngôi nhà phù hợp hoặc kết hôn với đúng người.


Nhiệm vụ hạnh phúc và thành công này tiếp tục trong suốt cuộc đời của chúng tôi.


Có một quan niệm sai lầm rằng mỗi điều này sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc. Sự thật rất có thể là không có điều nào trong số này thực sự liên quan đến mức độ hạnh phúc của chúng ta.


Điều thực sự xảy ra là chúng tôi đạt được các mục tiêu cá nhân của mình và cảm thấy hạnh phúc trong một thời gian. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi cần đặt ra các mục tiêu mới để đạt được mức độ thành công cao hơn nữa để có được tiếng vang tương tự. 

 

Tóm lại là - thành công có mang đến hạnh phúc và sự đủ đầy? 


Thành tựu của chúng ta có điểm thiết lập riêng của nó. Khi đạt được rồi, chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhưng niềm hạnh phúc này không thường xuyên kéo dài. Khi điều kiện được đáp ứng, chúng ta bắt đầu tìm kiếm mục tiêu tiếp theo để theo đuổi.


Điều cuối cùng chúng ta có thể khám phá ra là hạnh phúc hoàn toàn không liên quan đến việc đặt ra các mục tiêu và đạt được chúng, mà là việc tìm kiếm cảm giác hạnh phúc và vui vẻ trong bản thân và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.


Nếu bạn thực sự nghĩ về nó, bạn có thể bắt đầu nghĩ rằng thành công không tạo ra hạnh phúc, nhưng hạnh phúc có thể tạo ra thành công.


Những người cực kỳ hạnh phúc thậm chí có thể thu hút thành công nhờ thái độ tích cực và sự nhiệt tình của họ.


Nếu bạn thực sự phải lựa chọn giữa việc theo đuổi một danh sách những thành tựu có thể khiến bạn hài lòng khi cảm thấy hạnh phúc và để thành công đến với bạn một cách tự nhiên, thì cuối cùng bạn nghĩ cái nào sẽ đơn giản hơn?


Biết được điều này, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra một số điều bạn có thể làm để cảm thấy hạnh phúc ngay bây giờ 

 

9 cách để trở nên hạnh phúc hơn đã được khoa học chứng minh





  1. Tỏ ra biết ơn 
  2. Thử một thách thức mới 
  3. Kết nối với ai đó 
  4. Dừng việc trì hoãn 
  5. Trở nên tò mò một cách tri thức 
  6. Luôn đón nhận các trải nghiệm mới
  7. Thể hiện tình cảm bằng hành động
  8. Luôn giữ cho mình lòng trắc ẩn 
  9. Trui rèn những mối quan hệ 


Bày tỏ sự biết ơn và cảm thấy biết ơn có thể đi một con đường dài để đến với hạnh phúc và niềm vui. Bạn có thể cảm thấy biết ơn với rất nhiều thứ chẳng hạn như sức khỏe, con cái, ngôi nhà hoặc thậm chí là sự thật là bạn có đồ ăn thức uống để sống tiếp. 


Nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống và thôi mơ mộng về những điều xa xỉ có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc ngay tại thời điểm này.


Giữ bộ não luôn hoạt động bằng cách luyện tập thứ gì đó thử thách một chút cũng là một mẹo không tồi.


Học một ngôn ngữ mới, hoặc chơi một nhạc cụ mới, hay thậm chí là học yoga, đều có thể giúp bạn kích thích được endorphins tự nhiên hoặc những chất khiến bạn cảm thấy tốt trong bộ não. Thử cải thiện một điều gì đó cũng là một cách thử thách bản thân. 


Tạo ra những kết nối mạnh mẽ và kết nối với những người xung quanh là không thể thiếu với mức độ hạnh phúc và cảm thấy đủ đầy trong cuộc sống.

Chỉ cần kết nối cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, dù đó là qua điện thoại hay những tương tác trực tiếp. 


Những người không tiếp tục trì hoãn mọi thứ cho đến ngày mai cũng có thể hạnh phúc hơn. Hoàn thành công việc giúp bạn cảm thấy chủ động và tự hào. Khi hoàn thành công việc, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn thiện, điều này có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.


Đừng bao giờ ngừng học hỏi hoặc tò mò! Đọc một cuốn sách mới, xem phim tài liệu hoặc có những cuộc hội thoại ý nghĩa cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Cởi mở với những trải nghiệm mới cũng có thể giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc. Không quan trọng là bạn thử một món ăn mới hay thử một thứ gì như lặn với bình dưỡng khí. Thử những điều mới có thể là niềm vui và sự khích lệ.


Thể hiện tình cảm thể xác cũng rất quan trọng. Theo Virginia Satir, một nhà trị liệu đáng kính trọng người Mỹ, mỗi người chúng ta cần bốn cái ôm mỗi ngày chỉ để tồn tại! Tám cái ôm mỗi ngày được đề xuất để duy trì và mười hai cái ôm mỗi ngày được đề xuất để tăng trưởng.


Những cái ôm tạo ra một loại hiệu ứng nhỏ giọt và giải phóng oxytocin, có thể làm giảm căng thẳng và nâng cao tâm trạng của bạn.


Phát triển lòng trắc ẩn cũng rất quan trọng. Những người quan tâm đến cuộc sống của người khác và câu chuyện của người khác thường hạnh phúc hơn những người chỉ quan tâm đến bản thân họ. Hãy thử thực hiện những hành động tử tế nhỏ ngẫu nhiên đối với người lạ hoặc những người bạn yêu quý, và để ý xem điều đó khiến bạn cảm thấy như thế nào.

Tăng cường các mối quan hệ của bạn cũng rất quan trọng cho hạnh phúc của bạn. Trong một nghiên cứu kéo dài 80 năm trên 268 nam sinh viên đại học Harvard, các nhà nghiên cứu đã xem xét mọi khía cạnh của cuộc sống từ lối sống đến quan điểm chính trị.


Các nhà khoa học bắt đầu theo dõi sinh viên năm hai Harvard vào năm 1938 trong thời kỳ đại suy thoái. Họ hy vọng rằng nghiên cứu theo thời gian sẽ tiết lộ manh mối để có một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.


Những gì họ phát hiện ra là các mối quan hệ và mức độ hạnh phúc của chúng ta trong các mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta.

Mối quan hệ thân thiết thậm chí còn có ý nghĩa hơn cả tiền bạc hay danh vọng, và các mối quan hệ là thứ giữ cho mọi người hạnh phúc trong suốt cuộc đời của họ.

Những mối quan hệ quan trọng này với những người khác giúp bảo vệ chúng ta khỏi những bất mãn trong cuộc sống. Chúng cũng bảo vệ chúng ta khỏi sự suy giảm về tinh thần và thể chất.


Điều này cho chúng ta biết rằng các mối quan hệ là vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta.


Tạo thói quen để nuôi dưỡng những mối quan hệ thân thiết nhất của bạn và từ bỏ những thứ khiến bạn đau đớn hoặc những thứ độc hại có thể giúp bạn sống một cuộc sống tốt đẹp hơn (Cherian, 2018). 


Xây dựng một bảng cảm xúc hạnh phúc


Có rất nhiều cách để xây dựng hạnh phúc. Chiếc bảng cảm xúc hạnh phúc bao gồm một danh sách những hoạt động giúp xây dựng một mức độ hạnh phúc bền vững nếu luyện tập thường xuyên (Therapist Aid, 2012).


Trông có vẻ rất dễ, nhưng chúng có thể tạo nên một khác biệt rất lớn với mức độ hạnh phúc của chúng ta. 


Được thăng chức, một mối quan hệ mới hoặc thắng xổ số đều chỉ mang lại một sự thúc đẩy hạnh phúc tạm thời.


Mỗi người đều có một điểm hoặc một đường cơ sở để tiếp tục quay lại mỗi khi thấy hạnh phúc. 


Duy trì mức độ hạnh phúc ổn định cần có một chút nỗ lực. Thử những bài tập này thường xuyên là một cách rất hữu hiệu để xây dựng hạnh phúc và niềm vui dài hạn 





  1. Biết ơn 
  2. Thể hiện sự tốt bụng 
  3. Thể dục thể thao
  4. Thiền 
  5. Tích cực viết nhật ký 
  6. Nuôi dưỡng các mối quan hệ 


Biết ơn là một cách luyện tập rất tuyệt vời và đáng để thử. Mỗi ngày hãy viết ra 3 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn. Đó có thể là những thứ đơn giản nhỏ nhặt hoặc cũng có thể là những thứ to lớn. 


Quan trọng là hãy viết ra giấy mỗi ngày. Bày tỏ sự biết ơn bằng cách viết, kể cả vào những ngày tồi tệ nhất, điều này có thể giúp bạn tập trung vào các mặt tích cực của cuộc sống. 


Thể hiện sự tốt bụng là một điều nữa bạn có thể làm. Thể hiện một nỗ lực rõ ràng để làm một điều tốt với người khác không vì gì cả có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể sốc khi biết một hành động nhỏ của sự tốt bạn có thể xoay chuyển cả ngày của bạn như thế nào. 


Tập thể dục thể thao có rất nhiều ảnh hưởng tích cực. Hoạt động thể chất có thể giúp bạn có thêm năng lực, nâng cao hệ miễn dịch, và cho bạn một cảm giác hoàn thiện. Tập thể dục cũng hạn chế được chứng mất ngủ, kích thích sự phát triển của não bộ, và hoạt động như một yếu tố chống trầm cảm. Lần tới, khi bạn cảm thấy cần có động lực hãy thử đi bộ hoặc đạp xe.


Thiền có liên kết với nhiều cảm xúc tích cực và việc giảm lo âu. Những người thường xuyên thiền thậm chí có thể tái cấu trúc vĩnh viễn bộ não của họ để tạo ra mức độ hạnh phúc bền vững. 


Dành thời gian để viết nhật ký cũng là một cách thúc đẩy hạnh phúc khác. Viết về những sự kiện hạnh phúc trong đời, hoặc viết về một ngày thật vui với bạn bè có thể giúp bạn tập thói quen tập trung vào những điều tích cực. 


Kết nối xã hội mạnh mẽ và nuôi dưỡng các mối quan hệ cũng có thể khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn. Các kết nối xã hội vững chắc có một sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm trạng của chúng ta. 


Những ai thường xuyên dành thời gian cho gia đình và bạn bè cho thấy mức độ hạnh phúc cao hơn. Nếu bạn không thể có những tương tác trực tiếp, hãy nhấc điện thoại lên hoặc gửi đi một email. Không gì có tác động mạnh mẽ hơn việc dành thời gian cho những người mà bạn quan tâm. 

 

Mở khóa hạnh phúc (sách)


Mở khóa hạnh phúc nơi làm việc (Moss, 2016) dựa trên nghiên cứu khoa học, dữ liệu trong thời gian thực, phỏng vấn, và các nghiên cứu trong 2 thập kỷ. Cuốn sách tìm cách lật tẩy lầm tưởng rằng hạnh phúc ở nơi làm việc là lãng phí. 


Cuốn sách chứng minh hạnh phúc có thể ảnh hưởng đến các điểm quan trọng như thế nào. Mở khóa hạnh phúc nơi làm việc có thể.


  • Tạo ra phong độ làm việc tốt hơn 
  • Tạo ra ý niệm cao hơn về mục đích làm việc 
  • Lan tỏa đam mê thông qua cơ quan 


Moss nói về làm thế nào để trở nên hạnh phúc hơn và làm người khác hạnh phúc hơn thông qua sức mạnh của thói quen, trí tuệ cảm xúc và cách tiếp cận sáng tạo đối với dòng chảy công việc / cuộc sống. 


Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu có giá trị từ các công ty như The Body Shop, Misfit Inc., Zappos và Lululemon. 


Theo Moss, chúng ta đều đang nhìn hạnh phúc sai cách. Trong ý kiến của Moss, sự hạnh phúc là một sự lựa chọn mà chúng ta phải lựa chọn có chủ ý mỗi ngày. Moss suy ra rằng xã hội là nạn nhân của việc quảng cáo, truyền thông sai khi nói đến hạnh phúc. 


Moss đưa ra giả thuyết rằng hạnh phúc: 


  • Không thể sờ được 
  • Không phải là để dành giật hay đạt được
  • Không phải là thứ để bạn theo đuổi 
  • Hạnh phúc là sự tuần tự 


Chúng ta càng theo đuổi hạnh phúc dai dẳng, càng khó để đạt được nó. Hạnh phúc, theo ý Moss, đến sau khi bạn xây dựng được một chuỗi như sự bền chặt, tính hiệu quả, tinh thần lạc quan, hy vọng, tính biết ơn và đồng cảm. 


Phần lớn thời gian của chúng ta dành cho công việc, điều đó giúp chúng ta nhìn vào cách chúng ta theo đuổi hạnh phúc ở những việc chúng ta dành phần lớn thời gian của mình. 


Sức mạnh của thói quen


Theo Moss, những hành động đơn giản hơn lặp đi lặp lại hàng ngày có thể dẫn đến những kết quả phức tạp. 


Bằng cách xây dựng những thói quen tích cực chúng ta có thể thay đổi tình trạng cảm xúc và bó các tế bào thần kinh hoạt động nhanh trong não của chúng ta để làm cho hạnh phúc trở thành một đặc điểm vĩnh viễn. 


Rút ra từ khoa học về sự dẻo dai của thần kinh, thói quen được xây dựng bằng cách sửa đổi và lặp lại các hành vi cho đến khi chúng ta có thể chuyển các hành động có ý thức của mình vào tiềm thức.


Cuốn sách khuyến khích chúng ta tập trung vào việc xây dựng những thói quen mới, từng cái một. Mặc dù điều này có thể mất một chút thời gian, nhưng theo Moss, một khi đạt được hạnh phúc, những tác động tích cực sẽ được cảm nhận gần như ngay lập tức.


4 hoạt động đơn giản có thể tăng cảm giác hạnh phúc ở nơi làm việc.





  1. Kết nối với đồng nghiệp
  2. Tập thói quen nói lời cảm ơn
  3. Vừa đi vừa nói chuyện 
  4.  Tập những thói quen và ưu tiên bản thân mình 


Kết nối với đồng nghiệp và bắt đầu hiểu họ nhiều hơn có thể giúp bạn xây dựng một hạnh phúc dài lâu. 


Moss gợi ý sử dụng thời gian nghỉ giải lao để giao tiếp ít nhất 1 lần một tuần. Bà cũng gợi ý tình cơ hội để qua bàn làm việc của ai đó mà bạn không quen để nói xin chào. 

Một kết nối nhanh chóng cũng có thể dẫn đến nhiều cơ hội hợp tác. 


Tập thói quen nói cảm ơn cũng rất quan trọng. Bạn có thể làm điều này bằng cách gửi nhanh một chiếc email cảm ơn trước khi tan làm hoặc nhắn tin cho ai đó về một việc đã được hoàn thành tốt. Một lời khen nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng nhiều hơn bạn tưởng. 


Nói chuyện trong lúc đi lại cũng là một ý tưởng không tồi. Chúng ta thường cảm thấy bị buộc ở bàn làm việc, nên đi lại và nói chuyện là một ý tưởng rất tốt để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 


Chúng ta đứng dậy khỏi bàn và chuyển động cơ thể càng nhiều, năng suất sẽ càng cao.


Cuối cùng, Moss đề nghị tập luyện thói quen cho bản thân. Điều này có nghĩa là học cách đặt bản thân lên ưu tiên. Dành ra 20 phút để đọc một cái gì đó không có thông tin giá trị nhưng vui, dành thêm 5 phút để uống cà phê hoặc tận hưởng 15 phút ngủ trưa đều có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. 


Những khoảng thời gian này có thể giúp bộ não được nghỉ ngơi và mang lại năng suất làm việc hiệu quả cho cả ngày dài.


Theo Moss, kiểm soát cảm xúc và có tinh thần lãnh đạo tốt để có một bộ não được nghỉ ngơi tốt và hiệu suất cao. 


Hạnh phúc thậm chí còn giúp ta định vị những thay đổi tích cực, cũng theo Moss.


Emma Seppala, Giám đốc Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Lòng từ bi và Vị tha của Đại học Stanford, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Con đường hạnh phúc” mô tả sự thay đổi như sau:  


“Chúng ta không thể kiểm soát hoàn cảnh bên ngoài của mình và mọi thứ thay đổi liên tục cho dù trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể thay đổi là trạng thái tâm trí của chúng ta. "


Seppala cũng nói về tầm quan trọng của việc xây dựng tính kiên cường và khả năng tạo ra sự bình yên nội tại hơn, giữ bình tĩnh khi đối mặt với hỗn loạn và duy trì sự thông minh về mặt cảm xúc khi chúng ta giao tiếp với người khác.


Chúng ta phải trau dồi điều này ngay cả khi đang có xung đột hoặc bị tổn thương cảm xúc. Tất cả những điều này giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn ngay cả khi chúng ta cảm thấy khó chịu.


Seppala đề xuất xây dựng khả năng phục hồi nội tại bằng cách:





  1. Ngồi thiền.
  2. Tập thở.
  3. Tham gia vào một hoạt động giúp rèn luyện hệ thần kinh bình tĩnh hơn.


Làm như vậy giúp chúng ta xoa dịu cảm giác choáng ngợp đó và điều hướng các dòng chảy cuộc sống.


10 Cuốn sách, bài báo và tiểu luận nên đọc


Có rất rất nhiều cuốn sách hay viết về hạnh phúc và thành công. 


Sách về thành công bao gồm cả những quyển cũ kinh điển và cả những quyển mới: 





  1. Đắc nhân tâm (How to Win Friends and Influence People) - Dale Carnegie
  2. 7 thói quen của người thành đạt (The 7 Habits of Highly Effective People) - Stephen Covey 
  3. Dám nghĩ lớn (The Magic of Thinking BIG) - ThS. David J. Schwartz
  4. Suy nghĩ và làm giàu (Think and Grow Rich) - Napoleon Hill 
  5. Khi nào: Bí mật khoa học của thời điểm hoàn hảo (When: The Scientific Secrets of Perfect Timing) – Daniel H. Pink


Cuốn sách nổi tiếng ‘Đắc nhân tâm’ của Dale Carnegie là một cuốn kinh điển. Ông nói về sự quan trọng của việc hòa hợp giữa việc làm ăn à các mối quan hệ cá nhân sao cho chúng không bị rời rạc với nhau.


Carnegie chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để theo đuổi công việc chúng ta muốn và đạt được nó, cách tiếp nhận công việc chúng ta có và cải thiện nó cũng như cách xử lý mọi tình huống và làm cho nó hoạt động tốt hơn cho chúng ta.


Lời nói của anh ấy có thể giúp bạn đạt được thành công trong cả công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Cuốn sách cũng bao gồm:


Sáu cách để khiến mọi người thích bạn.


Mười hai cách để thu hút mọi người theo cách suy nghĩ của bạn.


Chín cách để thay đổi con người mà không khơi dậy lòng oán hận.


Cuốn sách có thể giúp bạn đạt được tiềm năng tối đa của mình.


7 Thói quen của Những Người Hiệu quả Cao của Stephen Covey giải thích cách phát triển những thói quen tốt hơn có thể giúp bạn trở thành một người tốt hơn.


Cuốn sách 7 Thói quen mô tả từng bước thói quen:


  •  Thói quen 1: Chủ động.
  •  Thói quen 2: Bắt đầu với kết thúc trong tâm trí.
  • Thói quen 3: Đặt những điều đầu tiên lên hàng đầu.
  • Thói quen 4: Nghĩ rằng Win-Win.
  • Thói quen 5: Tìm hiểu trước để hiểu rồi mới hiểu.
  • Thói quen 6: Hợp lực.
  • Thói quen 7: Làm sắc nét cái cưa.


Cuốn sách 7 Thói quen của Tiến sĩ Covey vừa truyền cảm hứng vừa có tác động rất mạnh mẽ.

 

Dám nghĩ LỚN của Thạc sỹ David J. Schwartz, là một cuốn kinh điển khác. Schwartz là một chuyên gia về động lực và chỉ cho chúng ta cách tận dụng tối đa cuộc sống.

Cuốn sách bao gồm các chiến lược có thể giúp bạn:





  1. Hãy tin tưởng vào thành công của chính bạn.
  2. Chữa khỏi nỗi sợ thất bại cho bản thân.
  3. Suy nghĩ và mơ ước một cách sáng tạo.
  4. Hãy tin rằng bạn là những gì bạn nghĩ.
  5. Làm cho thái độ của bạn trở thành đồng minh của bạn.
  6. Học cách suy nghĩ tích cực.
  7. Chuyển bại thành thắng.
  8. Sử dụng mục tiêu để giúp bạn phát triển.
  9. Hãy suy nghĩ như một nhà lãnh đạo.


Cuối cùng, phóng đại chiến lược tư duy của bạn có thể là một công thức tuyệt vời để thành công.

 

Suy nghĩ và làm giàu của Napoleon Hill là một tác phẩm kinh điển nữa. Hill đã phỏng vấn “40 triệu phú” để khám phá những quy trình và hành vi suy nghĩ chung góp phần vào thành công đáng kinh ngạc của họ.


Nghiên cứu của Hill về những “phương pháp hay nhất” này mang tính cách mạng vào thời điểm nó được xuất bản hồi năm 1937.


Trong cuốn sách, Hill nói về một chu trình 13 bước sẽ đưa bạn đến con đường dẫn đến sự giàu có và thành công. 





  1. Khát khao 
  2. Niềm tin 
  3. Tự động đề nghị 
  4. Kiến thức chuyên môn 
  5. Trí tưởng tượng 
  6. Khả năng lên kế hoạch
  7. Khả năng quyết định 
  8. Sự bền bỉ
  9. Quyền lực của kẻ đứng đầu 
  10. Tiềm thức 
  11. Bộ não 
  12. Giác quan thứ 6
  13. Làm thế nào để vượt qua 6 bóng ma sợ hãi

“Tất cả những khoảng thời gian nghỉ ngơi bạn cần trong cuộc sống đều nằm trong trí tưởng tượng của bạn. Trí tưởng tượng là công xưởng của tâm trí, có khả năng biến năng lượng tâm trí thành thành tựu và sự giàu có ”. 


Được gọi là cuốn sách tạo động lực vĩ đại nhất mọi thời đại, cuốn sách phác thảo con đường dẫn đến thành công cho hàng trăm người giàu có nhất nước Mỹ.


 Daniel Pink, tác giả cuốn sách “Khi nào: Bí mật khoa học của thời điểm hoàn hảo” tin rằng thời gian là tất cả.


Theo Pink, thời gian trong ngày có thể có tác động lớn đến quá trình ra quyết định.


Thời gian cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chúng ta học tốt như thế nào và khả năng làm việc hiệu quả và năng suất của chúng ta.


Nghiên cứu của Pink được đúc kết từ tâm lý học, sinh học và kinh tế học. Pink đưa ra các chiến lược hữu ích về cách chúng ta có thể dành thời gian tốt nhất cho cuộc đời mình để thành công. Cuốn sách cũng đưa ra các chiến lược để hoàn thiện bản thân và giúp chúng ta hiểu cách chúng ta có thể sử dụng các mô hình tiềm ẩn trong ngày của mình để xây dựng lịch trình lý tưởng. 


Sách về hạnh phúc cũng có rất nhiều:





  1. Hạnh phúc như thế nào (The How of Happiness) - Sonja Lyubomirsky 
  2. Flourish – Martin Seligman
  3. Suy nghĩ, nhanh và chậm (Thinking, Fast and Slow) – Daniel Kahneman
  4. Sức mạnh của thói quen (The Power of Habit) – Charles Duhigg
  5. Lợi ích của hạnh phúc (The Happiness Advantage) – Shawn Achor


Sonja Lyubomirsky, tác giả cuốn ‘Hạnh phúc như thế nào - cách tiếp cận cuộc sống bạn hằng mong muốn bằng khoa học’ miêu tả lý thuyết đằng sau ‘Giải pháp 40%’. Cuốn sách cũng giới thiệu một tá những hoạt động hạnh phúc dựa trên khoa học giúp bạn tìm ra cách đạt được hạnh phúc lâu dài. 


Theo Lyubomirsky, hạnh phúc là Chén Thánh của khoa học. Trong nghiên cứu của mình, cô ấy không chỉ trình bày các tài liệu khoa học mà còn có một phần tự lực, nơi cô ấy đưa ra lời khuyên và khuyến nghị về những việc cần làm dựa trên kết quả nghiên cứu.


Một số bài tập dựa trên nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm những nội dung như rèn luyện sự lạc quan khi hình dung về tương lai, hướng dẫn về cách tốt nhất để tận hưởng những thú vui của cuộc sống ở hiện tại và ở đây và giải thích cặn kẽ về tầm quan trọng của việc luôn năng động để trở nên hạnh phúc.


Martin Seligman là giáo sư Đại học Pennsylvania, người được coi là một trong những người sáng lập ra phong trào tâm lý học tích cực. Flourish cung cấp một sự hiểu biết mới có tầm nhìn xa về hạnh phúc và hạnh phúc.


Cuốn sách phác thảo bốn thành phần của hạnh phúc: 


  • Cảm xúc tích cực 
  • Sự cam kết với các việc mình đang làm 
  • Cảm giác hoàn thiện 
  • Các mối quan hệ chất lượng


Cuốn sách chứa đầy nghiên cứu và những câu chuyện giúp minh họa cho từng thành phần. Đó là một nguồn tài nguyên phong phú để sống một cuộc sống khiến bạn hạnh phúc hơn.


Cuốn sách "Suy nghĩ, nhanh và chậm" là tất cả về những mô hình tư duy có ý thức và vô thức. Từng đoạt Giải thưởng Sách hay nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia năm 2012, trong số các giải thưởng khác, Daniel Kahneman, nhà tâm lý học nổi tiếng và từng đoạt giải Nobel Kinh tế, đưa tâm trí vào một cuộc hành trình đáng kinh ngạc khi ông giải thích hai hệ thống dẫn đường cho chúng ta nghĩ.


Kahneman mô tả hệ thống 1 là nhanh chóng, trực quan và cảm xúc và hệ thống 2 là chậm hơn, cân nhắc hơn và logic hơn.


Cuốn sách nói về sự tự tin thái quá vào các chiến lược của công ty, những khó khăn khi dự đoán điều gì có thể khiến chúng ta hạnh phúc trong tương lai và ảnh hưởng sâu sắc của sự thiên lệch nhận thức.


Cuốn sách cũng tiết lộ cách chúng ta có thể khai thác lợi ích của cả hai phần trong tâm trí của mình để tạo điều kiện cho sự thay đổi.


Sức mạnh của thói quen được viết bởi Charles Duhigg, một nhà báo từng đoạt giải thưởng của Thời báo New York kết hợp sức mạnh của nghiên cứu, câu chuyện và tiết lộ về thói quen và cách chúng ta có thể sử dụng chúng để biến đổi suy nghĩ của mình.


Được The Wall Street Journal mệnh danh là một trong những cuốn sách hay nhất của năm, cuốn sách cho thấy việc hiểu được thói quen của chúng ta có thể giúp ích gì cho chúng ta.


Duhigg gợi ý rằng phát triển những thói quen tốt có thể giúp chúng ta: 


  • Tập thể dục thường xuyên 
  • Giảm cân
  • Trở nên năng suất hơn
  • Đạt được thành công


Shawn Achor, tác giả của cuốn sách Lợi ích của hạnh phúc, nói rằng hạnh phúc thúc đẩy thành công chứ không phải ngược lại.


Được xuất bản vào năm 2010, cuốn sách giúp bạn nghĩ khác về hạnh phúc và thành công thực sự là gì.


Theo cuốn sách, theo đuổi thành công, với hy vọng nó sẽ khiến bạn hạnh phúc không phải là một kế hoạch phù hợp với hầu hết mọi người.


Cuốn sách tập trung vào các chiến lược giúp tạo ra hạnh phúc trong thời điểm này đồng thời tận dụng nhiều lợi ích của nó khi trở nên thành công hơn.


Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng khi chúng ta đạt được mục tiêu bán hàng mới hoặc giảm được 5 pound đó là lúc chúng ta sẽ hạnh phúc. Chúng ta đã học cách đặt thành công lên hàng đầu và hạnh phúc thứ hai.


Achor tin rằng công thức đã bị phá vỡ. Ông đề cao hạnh phúc đầu tiên, thành công thứ hai. Theo quan điểm của Achor, hạnh phúc dẫn đến thành công hơn nhiều so với thành công dẫn đến hạnh phúc.


Theo tác giả, chúng ta thành công hơn khi chúng ta hạnh phúc và tích cực hơn.


Tóm lại, cuốn sách bao gồm mười điểm chính: 





  1. Tại sao trước đây chúng ta lại có công thức để thành công 
  2. Hạnh phúc thúc đẩy năng suất như thế nào
  3. Hạnh phúc cải thiện sức khỏe vật lý của ta ra sao
  4. Chuẩn bị thế nào cho phong độ làm việc tốt
  5. Hạnh phúc xóa bỏ những hậu quả của tiêu cực như thế nào 
  6. Làm thế nào để trở nên hạnh phúc hơn và tin vào sự thay đổi
  7. Sử dụng thiền như một động cơ đẩy cho hạnh phúc dài lâu
  8. Lợi ích của hoạt động thể chất 
  9. Quay lưng với tin tức 
  10. Nhận thức rằng tiền có thể mua được hạnh phúc nếu chúng được trả cho trải nghiệm thay vì đồ dùng. 


Theo Achor, có một suy nghĩ rất mới mẻ trong hơn một thập kỷ nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực tâm lý học tích cực và khoa học thần kinh đó là chứng minh được rằng mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công ngược lại so với những gì chúng ta nghĩ.


10 câu nói hay về hạnh phúc và thành công


Những gì chúng ta nghĩ sẽ quyết định những gì đến với chúng ta, nên nếu muốn thay đổi cuộc đời, cần thay đổi được suy nghĩ.

Wayne Dyer


Rất nhiều thất bại trong đời đều là của những người không nhận ra rằng họ đã ở gần với thành công như thế nào khi họ bỏ cuộc.

Thomas A. Edison 


Cuộc sống rất đơn giản. nhưng tự chúng ta làm nó trở nên phức tạp.

Khổng Tử 


Cuộc sống hôm nay - là cuộc sống suy nhất bạn có thể chắc chắn. Làm điều tuyệt nhất của hôm nay. Thử một điều gì đó. Đánh thức bản thân dậy. Phát triển một sở thích. Để một cơn gió của nhiệt huyết lướt qua bạn. Sống ngày hôm nay cùng niềm vui. 

Dale Carnegie


Bí mật của thành công là học cách điều khiển nỗi đau và niềm vui thay vì để niềm vui và nỗi đau điều khiển bạn. Nếu bạn làm được, bạn sẽ điều khiển cuộc sống. Nếu không, cuộc sống sẽ điều khiển bạn. 

Tony Robbins


Hạnh phúc không dựa trên những gì ta có, nhưng nó dựa trên việc chúng ta cảm thấy thế nào về những gì ở trong tay. Chúng ta có thể hạnh phúc với sự thiếu thốn và khốn khổ với sự dư thừa. 

William D.Hoard


Nếu bạn muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, buộc nó vào một cái đích, không phải một con người hay sự vật. 

Albert Einstein


Thành công không phải chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa để thành công. Nếu bạn yêu những gì bạn đang làm, bạn sẽ thành công. 

Albert Schweitzer


Bạn sẽ không thể nào hạnh phúc với những gì đang có, cho đến khi bạn hạnh phúc với con người mình.

Zig Ziglar


Thành công và hạnh phúc của bạn nằm ở bạn. Quyết tâm để giữ hạnh phúc, và niềm vui của bạn và bạn sẽ tạo thành một vật chủ bất khả chiến bại trước khó khăn.  

Helen Keller


Lời kết


Thành công là đạt được những gì bạn muốn, hạnh phúc là muốn những gì bạn đạt được.

Ingrid Bergman 


Khi nói đến nó, cả hạnh phúc và thành công đều được kết nối với nhau theo một nghĩa nào đó. Hạnh phúc ảnh hưởng đến mức độ thành công của bạn và mức độ thành công của bạn ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn.


Hạnh phúc thực sự là một lựa chọn mà bạn có thể lựa chọn.


Nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào việc cố gắng đạt được những gì ở phía trước mà quên rằng chúng ta có thể hạnh phúc ngay lúc này. 


Bạn có thể dành thời gian trong ngày để đi bộ đơn giản và tận hưởng thiên nhiên. Bạn có thể ôm một người bạn hoặc ngồi xuống uống một ly trà. 


Bạn có thể kiểm tra lại cuộc sống của mình và nhận ra rằng bạn rất may mắn khi trở thành chính xác con người của mình.


Không phải lúc nào mọi thứ cũng khiến chúng ta hạnh phúc và tiền bạc, tài sản hay công việc hoàn hảo đó cũng vậy. Các mối quan hệ không nhất thiết khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc nếu chúng ta chưa cảm thấy hạnh phúc bên trong.


Khi nói đến mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công, chúng ta có thể phỏng đoán rằng thành công là thứ chúng ta theo đuổi trong khi hạnh phúc là thứ chúng ta có được.


Theo Boehm và Lyubomirsky (2008), nghiên cứu trước đây đã chứng minh mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công tại nơi làm việc. 


Ví dụ: 

  • Người hạnh phúc có thể kiếm được nhiều tiền hơn những đồng nghiệp ít hạnh phúc hơn 
  • Người hạnh phúc có xu hướng thể hiện hiệu suất và các hành vi có ích nhiều hơn


Những nghiên cứu trong quá khứ thường cho rằng một người hạnh phúc và hài lòng vì người đó thành công.


Trong bài đánh giá của tác giả về bằng chứng, một giả thuyết thay thế có thể thực sự chính xác hơn, rằng hạnh phúc là nguồn lý do tại sao những nhân viên cụ thể thành công hơn những người khác (Boehm & Lyubomirsky, 2008).


Các tác giả kết luận rằng bằng chứng cho thấy hạnh phúc không tương quan với thành công tại nơi làm việc, nhưng hạnh phúc thường đi trước các thước đo thành công và rằng việc tạo ra ảnh hưởng tích cực dẫn đến kết quả công việc được cải thiện. 


Cuối cùng, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được hoàn cảnh bên ngoài của mình vì cuộc sống luôn thay đổi.


Điều duy nhất chúng ta có thể thay đổi là trạng thái tâm trí của chúng ta. Dù bạn có tin rằng hạnh phúc sẽ thu hút thành công hay không thì việc lựa chọn hạnh phúc là điều bạn có thể làm mỗi ngày.



Chúng tôi hy vọng bạn thích đọc bài viết này. 


Biên dịch: Oliver

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com/pin/625930048218123771/ 

Biên tập: Rabbie

Link: https://positivepsychology.com/success-versus-happiness/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan