Bạn có phải là người hay suy nghĩ quá nhiều? Có phải những suy nghĩ cứ không ngừng luẩn quẩn trong tâm trí khi bạn tự tạo ra vô số hình ảnh, so sánh chúng với nhau, nghĩ ra hàng loạt trường hợp có thể xảy ra? Để rồi bạn lại lo lắng và căng thẳng?

Đừng lo lắng, thật đấy, dừng lại ngay đi! Vì một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc lo lắng quá mức có lẽ không hẳn là một điều tồi tệ đến vậy – và rằng những lo lắng đó có thể còn phát triển đi cùng với trí thông minh của bạn.

Theo Tiến sĩ Adam Perkins, một chuyên gia trong lĩnh vực Thần kinh học về Nhân cách tại Đại học King’s London, cho biết:

“Tôi nhận ra rằng nếu bạn tình cờ có những suy nghĩ tiêu cực tự tạo, do mức độ hoạt động tự phát cao ở các bộ phận của vỏ não trước trán trung gian chi phối nhận thức về mối đe dọa và bạn cũng có xu hướng chuyển sang giai đoạn hoảng loạn sớm hơn người bình thường, do sở hữu khả năng phản ứng đặc biệt cao trong hạt nhân cơ bản của hạch hạnh nhân amygdala (một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não ở các loài động vật có xương sống phức tạp, bao gồm cả con người), điều đó có nghĩa là bạn có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực dữ dội ngay cả khi không có mối đe dọa nào. Điều này có thể lý giải là do thần kinh cụ thể, theo thần kinh học, những cầu thủ có khả năng ghi điểm cao thường có một trí tưởng tượng tích cực kỳ cao, nó hoạt động như một trình tạo mối đe dọa bên trong.”

Tiến sĩ Adam Perkins tiếp tục nói rằng: “Những người vui vẻ, may mắn không hay nghiền ngẫm, phân tích các vấn đề và do đó họ thường phải ở thế bất lợi khi giải quyết vấn đề so với người hay suy nghĩ. Chúng tôi đã kiểm tra về sự tỉnh táo để chứng minh cho lý thuyết này, bởi vì thật dễ dàng để quan sát rằng nhiều thiên tài dường như có xu hướng nghiền ngẫm, không vui vẻ, điều này cho thấy phổ thần kinh của họ khá cao. Ví dụ, nghĩ về những câu chuyện cuộc đời của Isaac Newton, Charles Darwin, Vincent Van Gogh, Kurt Cobain, v.v. Có lẽ chính vì mối liên hệ giữa sự sáng tạo và tâm lý bất ổn này, đã được John Lennon tóm tắt một cách ngắn gọn nhất khi ông nói: “Thiên tài là nỗi đau.”


Những người lo lắng lại thường là những người hay sáng tạo. Họ là những người nhìn thấy được vấn đề cần được giải quyết trước khi những người may mắn giải quyết.

Vì vậy, ngoài những người hay lo lắng, những người mắc chứng rối loạn lo âu thường có chỉ số IQ cao hơn, cũng như có như mức độ hoạt động cao hơn ở các vùng não hỗ trợ giao tiếp giữa các phần của não hơn những người bình thường khác. Và chính những khu vực này được cho là đã góp phần vào sự thành công tiến hóa của con người.

“Mặc dù chúng ta có xu hướng xem lo lắng là không tốt cho chúng ta, nhưng nó có liên quan đến trí thông minh – một đặc điểm có tính thích nghi cao”, Tiến sĩ Jeremy Coplan, nhà nghiên cứu và giáo sư tâm thần học tại Trung tâm Y tế Đại học New York nói. Ông giải thích cho những phát hiện của mình:


‘Mức độ lo lắng cao có thể được vô hiệu hóa, và những lo lắng của bệnh nhân thường hay vô lý,’ Nhưng mỗi lo lắng vô lý như vậy thường sẽ khiến bạn cầm trong tay “ suất ưu tiên tử thần” (wild-card danger). Và sau đó, “ suất ưu tiên tử thần” đó dần được thích nghi hơn’, ông Cop Coplan làm rõ ‘Những người hành động theo dấu hiệu của “suất ưu tiên tử thần” đó lại có khả năng giữ gìn cuộc sống của họ và cuộc sống của con cháu họ’.

Vì vậy, thực sự bạn không cần phải lo ngại về những băn khoăn của mình nữa, chính bạn và nhiều người khác có thể là chìa khóa cho sự sống còn của loài người.

Dịch: Hà

Biên tập: Hương

Minh họa: Ngọc Anh

Nguồn: http://www.thinking-minds.net/worry-anxiety-are-linked-high-iq/

-----

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan