Tôi Đã Chấp Nhận Cuộc Sống Nhàm Chán Này Như Thế Nào Và Đây Là Các Lý Do

Không phải nỗi đau buồn, sự thống khổ, hay những cơn đau thể xác. Đau đớn lớn nhất của đời người lại thường chỉ là sự nhàm chán – có lẽ bởi chúng ta đã phải nếm trải chúng quá …

Không phải nỗi đau buồn, sự thống khổ, hay những cơn đau thể xác. Đau đớn lớn nhất của đời người lại thường chỉ là sự nhàm chán – có lẽ bởi chúng ta đã phải nếm trải chúng quá thường xuyên.

Nó cũng giống như cách trấn nước của người Trung Hoa. Mỗi một công việc nhạt nhẽo thường ngày lại là một giọt nước chảy xuống trán dần dần gộp lại khiến con người ta phát điên. Thức dậy với tiếng chuông báo thức – tóc. Tắm – tóc. Đánh răng – tóc. Tìm quần áo – tóc. Ăn một bữa sáng giống hệt với 256 lần trước – tóc. Dắt chó đi dạo – tóc. Nói chuyện phiếm với đồng nghiệp – tóc.

Và sau một thời gian, mọi thứ dường như đều vô giá trị và vô nghĩa. Và không chỉ mình tôi thấy vậy – theo một cuộc nghiên cứu nào đó, ⅔ lứa chúng tôi cảm thấy chán nản với cuộc sống.

Thỉnh thoảng tôi thấy cuộc sống này nhạt nhẽo đến mức chỉ muốn lật tung hết tất cả. Tạo ra một thay đổi lớn cho mình. Chuyển đến một thành phố sôi động hơn. Bắt tay vào công việc mới. Nuôi thêm một chú chó. Và bằng này hay cách khác, nó dường như đã chữa lành cơn buồn bực vô tận của tôi.

Tuy nhiên, khi trưởng thành hơn, tôi đã học cách chấp nhận và thậm chí quấn lấy cái cuộc sống nhàm chán này bởi vì tôi biết ngay cả khi mọi thức khác đi tôi cũng chẳng hạnh phúc hơn. Và đây là lý do:

1. Con người không giỏi dự đoán những gì khiến họ hạnh phúc

Nếu phải chọn nhóm người hạnh phúc nhất trong 3 nhóm sau, bạn sẽ chọn nhóm nào?

  • Người trúng xổ số sau một năm trúng xổ số.
  • Kẻ liệt chân tay sau một năm bị tai nạn khiến chân tay bị liệt.
  • Một quân nhân bình thường

Hầu hết sẽ cho rằng người trúng xổ số sẽ hạnh phúc nhất. Nhưng họ nhầm rồi.

Theo một nghiên cứu năm 1978, những người trúng xổ số chỉ suýt soát hạnh phúc hơn một chút so với những kẻ liệt cả hai chi. Và họ cũng không hề hạnh phúc hơn những người thuộc nhóm quân nhân (nhóm kiểm soát).

Tại sao lại có thể như vậy?

Có một khái niệm gọi là sự thích nghi với khoái lạc (hedonic adaptation), trong đó giả thiết rằng tất cả chúng ta đều có một “điểm cố định” với hạnh phúc của bản thân. Nói cách khác, dù cuộc sống có thay đổi tích cực hay tiêu cực, đến cuối cùng chúng ta vẫn sẽ trở về đến “vạch gốc” hạnh phúc ban đầu. Nhà nghiên cứu hạnh phúc của Đại học Harvard Dan Gilbert (người đã từng có buổi nói chuyện tuyệt vời trên Ted Talk) giải thích như sau:

Sự thật là, những điều tồi tệ không ảnh hưởng đến ta sâu sắc như chúng ta vẫn tưởng. Những chuyện tốt cũng thế. Chúng ta thích nghi rất nhanh với một trong hai thứ đó.

Và vì vậy, tin tốt là bị mù sẽ không khiến bạn bất hạnh như bạn nghĩ. Còn tin xấu là, dù có trúng giải độc đắc cũng sẽ không khiến bạn vui như bạn vẫn tưởng đâu.

Tôi đã chứng kiến chuyện này lặp đi lặp lại trong cuộc đời của mình rồi.

Một vài năm trước, tôi chuyển nhà từ Charlotte đến Phoenix. Trong những tháng trước khi rời đi, tôi đã liên tục tự nhủ với bản thân rằng mình sẽ thích phong cách sống ở bờ tây hơn phong cách ở bờ đông. Mỗi lần dắt chó đi dạo dù ở trong màn mưa hay dưới làn tuyết, tôi đều mường tượng ra viễn cảnh của tương lai – một cuộc sống có ánh nắng mặt trời bất tận như thiên đường.

Tôi đã nghĩ cuối cùng mình cũng  gặp được đúng kiểu người của mình ở Phoenix. Tôi sẽ dễ dàng kết thật nhiều bạn mới. Tôi thuyết phục bản thân rằng mình phù hợp với cách sống ở bờ đông – tôi thoải mái, thích tập yoga và đi dép xỏ ngón. Tôi sinh ra để yêu nó phải không?

Nhầm rồi. Ừm, cũng một phần nào đó. Ban đầu, mọi thứ đều vui vẻ. Tôi chuyển đến với bạn trai (và giờ là chồng tôi) và chúng tôi hoàn toàn đắm chìm trong mọi sự mới lạ. Những cây xương rồng và bão bụi khác xa so với cây sồi và mưa phùn thất thường nơi chúng tôi đã quá quen thuộc. Chúng tôi đã khám phá ra rất nhiều thành phố và thị trấn mới, thấy được những cảnh quan và kiến trúc xa lạ.

Nhưng sau một thời gian dần quen với nó. Mọi thứ trở nên thật bình thường. Ngày qua ngày ngập nắng – thật đáng ngạc nhiên – trở thành nhạt nhẽo. Tôi chẳng làm quen thêm được mấy người. Thực ra, tôi cô độc. Và tôi vẫn phải thực hiện những thói quen như hồi ở bờ đông. Tôi vẫn dậy mỗi buổi sáng, dắt chó đi dạo, đi làm, vân vân.

Có câu nói thế này: “Nơi ấy cũng là bây giờ và ở đây”. Ở Arizona, tôi vẫn là con người ấy. Tôi vẫn bất an và điên khùng như trước. Tôi chẳng để lại cái gì ở Charlotte cả. Và giờ tôi đang ở Arizona, không có bạn bè hay người thân (trừ bạn trai) để mà nhắc tới.

Tôi quay trở lại Charlotte sau một năm rưỡi và thấy mình hạnh phúc hơn nhiều. Rốt cuộc, tôi cũng không phù hợp với bờ biển phía tây. Ra ngoài đó khiến tôi nhận ra mình yêu những hàng cây lá to và thời tiết thất thường ở nơi đây đến nhường nào.

Và tôi vẫn luôn nhắc nhở bản thân về chuyện này – thật sự tôi rất kém khoản đoán trước hạnh phúc của chính mình –  mỗi lần tôi có ý định chạy trốn đến một thành phố mới hay tìm kiếm những thứ sẽ thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi.

2. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thú vị

Tôi từng biết một cô gái là một nhà trị liệu hô hấp. Các nhà trị liệu hô hấp có trách nhiệm chăm sóc những bệnh nhân bị khó thở – do bệnh mãn tính hoặc chấn thương – như, đau tim, đột quỵ hay bị tổn thương nào đó.

Tôi nghĩ công việc ấy thật hấp dẫn. Nhưng khi tôi nói với cô điều này, cô nói:

“Không, cũng bình thường thôi. Thực ra cũng có lúc nhàm chán. Hôm trước tôi vừa mới thực hiện CPR (Hồi sức tim phổi) với một  nạn nhân có vết thương do bị đâm, nhưng lúc đó tâm trí lại lởn vởn chỗ khác”

Khoan đã, gì cơ?

Cô gái đó đang cứu sống một sinh mạng và cô ta thấy chán ư? Tâm trí cô lởn vởn chỗ khác ư?

 Tôi hoàn toàn sửng sốt.

Dreamer Magazine on Instagram: “@johnnyhomemovies  Tag #dreamermagazine to get featured”

Nhưng ngẫm lại thì cũng hợp lý. Hãy cùng quay lại phần 1 – sau một thời gian, sự thích nghi với khoái lạc bắt đầu có tác dụng và những những điều từng thú vị với chúng ta cuối cùng lại trở nên bình thường. Nhưng việc “trở nên bình thường” ấy cũng là để hướng tới một mục đích sâu xa hơn. Theo thuyết tiến hóa, chẳng có nghĩa lý gì khi chúng ta lúc nào cũng trong trạng thái hưng phấn cả. Nếu bạn tôi luôn lo lắng hay phấn khích mỗi lần giúp một bệnh nhân bị thương thì có lẽ cô ấy cũng đã không làm tốt công việc của mình đến thế.

Đây cũng là một quy luật đằng sau lý do tại sao, sau một thời gian, niềm đam mê mãnh liệt với kiểu tình yêu lãng mạn mờ dần đi và chuyển thành kiểu tình yêu bạn đời kém thú vị hơn. Tờ New York Times đã từng viết: “Nếu chúng ta cứ ám ảnh, vô tận, về bạn đời và quan hệ với họ nhiều lần trong ngày – mỗi ngày – chúng ta đã không thể hoàn thành tốt công việc và tập trung đến con cái, bạn bè hay sức khỏe của mình đúng mức.”

Không thực tế chút nào khi lúc nào cũng trong trạng thái kích thích cả.

Mỗi ngày của chúng ta đáng lẽ ra đều nhàm chán. Trong cuốn Moments of Being, Virginia Woolf gọi trạng thái nhàm chán của sự tồn tại này là “không tồn tại”. Bà viết:

“Mỗi ngày trôi qua thường không tô. Như ngày hôm qua, thứ Ba ngày 18 tháng Tư, là (có vẻ như) một ngày tốt lành; trên mức trung bình của “tồn tại”. Mọi thứ đều ổn; tôi rất thích những trang đầu tiên này; và giờ đầu tôi được thư giãn sau những căng thẳng khi viết về Roger; tôi đi bộ qua núi Misery và dọc theo dòng sông; thủy triều đã xuống, vùng quê mà tôi luôn nhìn ngắm rất rõ này, đầy màu sắc và đổ bóng đúng như tôi thích – tôi vẫn nhớ, có những rặng liễu, tất cả đều mềm mại và mang màu xanh mận đối nghịch với xanh da trời. Tôi cũng đọc sách của Chaucer với lòng thỏa mãn; và bắt đầu đọc một cuốn mới – The memoirs of Madame de la Fayette  – kích thích sự chú ý của tôi.  

Tuy nhiên những khoảnh khắc tồn tại riêng biệt này lại gắn với vô số khoảnh khắc không tồn tại. Tôi đã quên mất mình và Leonard đã nói gì ở bữa trưa; và ở tiệc trà; mặc dù đó là một ngày tốt lành cái tốt lành đã bị vùi lấp bởi một tấm len cotton vô dụng.”

Cái tấm cotton vô dụng ấy – những khoảnh khắc tầm thường mà bạn quên mất – thực sự là điều thiết yếu nhất của cuộc đời. Nhưng cũng chẳng sao đâu, bởi vì…

3. Chúng ta tận hưởng những khoảnh khắc tầm thường hơn những gì chúng ta tưởng

Amy Adams for So It Goes Magazine Issue 12 by Boe Marion | Fashion Editorials

Hoặc, ít nhất là khi nhìn lại chúng.

Bạn đã bao giờ chụp một bức ảnh nhạt nhẽo và sau khi nhìn lại lại vô cùng thích thú chưa?

Vợ chồng tôi chụp rất nhiều ảnh và quay ngẫu nhiên mọi thứ xung quanh – một con sên trên vỉa hè, những con chó đang đang chơi đùa, một miếng bít tết trông đặc biệt ngon mắt mà chúng tôi làm cho bữa tối. Chẳng có gì phi thường trong số chúng cả, nhưng chúng tôi nhận được vô số niềm vui khi nhìn lại chúng. Thật vui khi nhận ra những chi tiết nhỏ nhặt mà chúng tôi tưởng như đã quên – như chú chó của chúng tôi khi còn là một con cún con hay cách chúng tôi trang trí nhà hồi trước.

Sự thích thú mà chúng ta trải nghiệm thật sự thú vị và đã được một nghiên cứu kiểm chứng . Trong cuộc nghiên cứu này, những người tham gia được hỏi họ muốn làm gì ngay lúc này: viết lại cuộc trò chuyện gần đây nhất của họ hay xem một video hài hước. Một tháng sau, họ lại được hỏi muốn làm gì hơn – đọc cuộc trò chuyện ngẫu nhiên của họ một tháng trước hay xem một video hài hước.

Những người tham gia không hề nghĩ họ sẽ thích thú khi đọc cuốn nhật ký ghi lại những hoạt động thường ngày của họ. Nhưng một tháng sau khi đọc lại nhật ký, họ thích thú hơn và thỏa mãn hơn những gì họ mong đợi từ cuốn nhật ký ấy.

Chúng ta gặt hái được rất nhiều niềm vui từ cuộc sống hằng ngày nhưng không hề nhận ra.

Thay vào đó, chúng ta có xu hướng nghĩ về cuộc đời của mình như một chuỗi các cột mốc. Câu chuyện cuộc đời của chúng ta thường là về những bước chuyển biến lớn, bằng cấp, công việc đầu tiên, hôn nhân, ngày sinh của con cái. Tất nhiên, những điều này rất quan trọng, nhưng thực tế lại chỉ là một phần nhỏ của những thứ tạo nên cuộc sống của chúng ta. Nó khá hiếm hoi so với cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy khi nhìn lại những khoảnh khắc đó, chúng ta đang nhìn lại những khoảnh khắc bình thường mà đẹp đẽ bằng một con mắt khác. Những chú chó đang chơi đùa, những cử chỉ thân mật khi cùng nhau nấu bữa tối, giặt giũ quần áo. Đó mới chính là câu chuyện cuộc đời của chúng ta. 

Và đó là những gì tôi cố nói với bản thân khi sống trong những khoảnh khắc bình thường ấy. Nó làm tôi nhớ đến phần cuối của The Office:

Những ngày này – những ngày đơn giản, nhàm chán này – là những những ngày tốt đẹp xưa cũ của tôi.

4. Sự nhàm chán chính nó cũng thú vị và hữu ích

Cảm giác nhàm chán rất đau đớn, nhưng nó tồn tại cũng có lý do.

Though I'm past one hundred thousand miles I'm feeling very still And I think my spaceship knows which way to go-David Bowie

Nó là cái thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những điều mới lạ. Các nhà tâm lý học tin rằng sự nhàm chán cũng có thể là lý do con người khám phá ra lục địa mới và sáng tạo nên những phát minh vĩ đại.

Rốt cuộc, con người chúng ta cần sự kích thích và mới lạ – những thứ này đóng một vai trò trong tính dẻo dai của não và thúc đẩy sự ra đời của tế bào não mới. Và sự nhàm chán chính là chất xúc tác giúp chúng ta tìm kiếm sự mới lạ ấy.

Bạn phải cảm nhận được cái thất vọng của sự chán nản để có thể đi những hướng đi mới và để tìm ra những cái mới.

Vợ chồng tôi đôi lúc thấy buồn chán đến mức chúng tôi nhảy lên xe và đi vòng quanh thị trấn mà không có một đích đến nào cả.

Và cũng bởi thế, chúng tôi tìm ra nhà hàng yêu thích của mình hay bất ngờ trước những con đường mà mình chưa từng biết đến. 

Chúng tôi đi những chuyến du lịch ngẫu nhiên và có những kí ức mới tuyệt vời.

Nghĩ đến điều này, tôi lại tự hỏi không biết bao nhiêu lần sự nhàm chán đã dẫn dắt chúng ta đến một loạt những sự kiện mới, một cuốn sách hay một bộ phim yêu thích mới.

Rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn có lẽ đến từ sự nhàm chán ấy.

Và khi nghĩ đến điều này, cũng khá thú vị đúng không?

—————————–
Dịch: Hương         
Biên tập: Linh Vũ
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn: https://medium.com/@britta.c/how-i-learned-to-embrace-my-boring-life

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan