Xu hướng phản bội bản thân

Làm sao để phát hiện xu hướng phản bội bản thân nhỉ? Những biểu hiện nào khiến chúng ta luôn cảm thấy mình thấp kém và mất niềm tin vào bản thân.

Làm sao để phát hiện xu hướng phản bội bản thân nhỉ? Tôi có thể tóm gọn trong 4 ý dưới đây thôi

  •  Phớt lờ nhu cầu của chính mình.
  •  Cố gắng làm hài lòng người khác bất chấp mong muốn của bản thân.
  •  Mong chờ và phụ thuộc vào sự chấp nhận của người khác để thấy rằng mình có giá trị.
  •  Phủ nhận một phần con người mình để có được sự chấp thuận từ người khác.

Những biểu hiện này khiến chúng ta luôn cảm thấy mình thấp kém và mất niềm tin vào bản thân.


Liệu bạn có thấy bản thân mình trong một hoặc cả bốn biểu hiện trên không?

Tình cờ sáng nay tôi vô tình đọc bài viết chia sẻ về việc Stress dẫn đến trầm cảm. Tôi cũng chợt nhận ra rằng đây là lúc để nhìn lại một cuốn phim đã trôi qua trong dòng chảy cuộc sốn. Những thước phim đang diễn ra như thế nào với những người đang thuộc xu hướng phản bội bản thân?


Người bạn trong bài viết trên chia sẻ về việc đi làm, cô ấy chuyển rất nhiều công việc bởi với những công việc cô được giao đều mệt mỏi và tẻ nhạt. Bề ngoài thì cô ấy tuân theo những nhiệm vụ nhưng bên trong lại có sự chống đối và không thật sự tự nguyện để làm những công việc đó. Làm theo ý người khác, họ đưa xuống nói phải làm như thế này hoặc thế kia, đây đúng là sự bạo hành khinh khủng về tinh thần.


Rồi cứ thế stress kéo đến, tích tụ nhiều sinh ra trầm cảm bởi hằng ngày cô chỉ làm và làm, mệt mỏi và khiên cưỡng. Rất nhiều những việc mang theo xu hướng phản bội bản thân mà cô phải gồng gánh, rồi có một ngày khi bản thân không thể trụ được nữa, cô té trong trầm cảm.


Hệ quả cho xu hướng phản bội bản thân là gì? Có phải bắt nguồn từ thời thơ ấu – chúng ta thiếu tình thương và sự công nhận từ nhỏ. Dần dần việc ưu tiên nhu cầu của người khác trên mình rồi chúng ta cảm thấy mất niềm tin và thấp kém

Có 2 cách để vượt qua xu hướng trên.

·       Trung thực với chính mình

·       Chấp nhận chính mình với sự hiểu biết đúng đắn

Có thể bạn thấy đọc qua thì rất dễ nhưng để thức hiện được hai điều trên có thể mất cả đời cũng nên.

Bóng tối khi bước vào xu hướng phản bội chính mình | Nguồn" Pinterest

Có mấy ai thực sự can đảm để trung thực với chính mình. Mọi thứ đều cần học, cần trải nghiệm, quan sát, tích lũy rồi tự mỗi người tỉnh ngộ để giúp chính mình hoặc ai đó sẽ xuất hiện để hỗ trợ trên con đường tìm được bản thân.


Thật ra, chúng ta đang may mắn lắm đấy, bạn biết không?

Khi hành trình ta đang đi hiện tại đã và đang có rất nhiều người đi qua, và họ truyền lại những năng lượng chữa lành để sẵn sàng giúp đỡ và đi cùng ta một đoạn đường. Những bài học đó có thể rút ngắn những điều còn chưa rõ ràng của bản thân. Nhờ sự kết nối của internet quả thật vấn đề đau đầu chỉ nằm ở việc chọn lọc điều phù hợp với bản thân.


Vậy điều gì hợp với chính mình?

Chẳng ai có thể trả lời được câu hỏi này ngoại trừ bạn, bởi chỉ có mỗi bạn tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của riêng mình. Còn nếu bạn còn băn khoănthì có thể thử, rồi trong đầu bạn sẽ xuất hiện những suy nghĩ mới, biết đâu từ đây bạn lại có cơ hội thực hiện sự trung thực với chính mình. Không phải ai xuất hiện cũng đều là người phù hợp để đi cùng bạn suốt cả cuộc hành trình. Có thểngười đầu tiên xuất hiện để dạy cho bạn một bài học để bạn thêm trân trọng những người kế tiếp đến với cuộc đời bạn. Bạn biết đấy, mọi thứ không có gì là thừa thãi cả, những sự xuất hiện, đến và đi sẽ mở ra những lối đi mới cho bạn để khám phá thêm bản thân mình.


Hãy cứ vật vã rồi bình tĩnh nhìn lại, một mình, trái tim sẽ có những biểu hiện rất riêng đưa bạn đến nơi cần đến.

Lại nhớ có một câu chuyện hay về Thiền sư và bò cạp, đâu đó có thể giúp chúng ta khi bình tĩnh rồi, ngẫm lại câu chuyện lại mang đến những hương vị mới.


Câu chuyện như sau:

Một thiền sinh ngắm nhìn dòng suối hiền hòa, bỗng nhiên trông thấy một con bò cạp rớt xuống suối. Vị thiền sinh này đưa tay vớt nó và nhẹ nhàng để nó lên mặt đất. Con bò cạp theo phản ứng tự nhiên là cong đuôi chích bất cứ ai đụng đến nó. Mặc dù bị nó chích rất đau, nhưng ông không hề tức giận, vì đã làm được một việc mà ông thích làm là cứu sống được con bò cạp. Sau đó, ông đứng lên đi, nhưng đi được vài bước, thì ông quay lại nhìn con bò cạp, thấy nó lại té xuống suối nữa. Ông vội vàng chạy lại vớt nó, rồi cẩn thận đặt nó lên mặt đất. Lần thứ hai cũng như lần đầu, ông cũng bị nó chích nữa. Trông thấy cảnh tượng này, một sư huynh đứng bên cạnh bực mình, nói lớn:

“Con bò cạp vô ơn bạc nghĩa như vậy, cắn hoài, cứu nó làm gì cho mệt. Kệ xác nó”.

Ông thản nhiên trả lời rất hay: “Chích là thói quen của con bò cạp, giúp nó là thói quen của tôi”. Đó chính là thói quen của lòng từ bi.

Một câu chuyện thôi nhưng bên trong lại ẩn chứa rất nhiều sự sâu sắc | Nguồn: Google

Câu chuyện này có rất nhiều góc nhìn tùy vào cảm nhận riêng của mỗi người. Xét về góc nhìn của riêng mình, nếu như con bò cạp này được ví như người khác, còn thiền sư là chính mình, thì nếu như thiền sư trên bỏ đi thói quen của mình có phải góc độ nào đó thuộc về phản bội chính mình không? Rồi khi bỏ đi thói quen đó con bò cạp sẽ chết nếu không được giúp đỡ của thiền sư.


Bạn có đồng ý với góc nhìn mới này của mìnhcho câu chuyện trên? Bạn có thể xem gợi ý của mình để hiểu hơn về những góc khuất của bản thân, đôi khi chỉ có chính mình thôi mới nhận ra được điều bất thường chứ người khác cũng vẫn là khác với chính mình.


Hame sẽ rất vui khi nhận được chia sẻ của bạn trong hành trình vượt qua xu hướng phản bội bản thân này.


Tác giả: Bất Hối 💙


BẢN THẢO
Bài viết liên quan