7 Lý Do Bạn Nên Tự Hào Vì Mình Là Một “Cú Đêm”

Có câu tục ngữ Anh nói rằng “Con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu”, nhưng những chú cú đêm cũng gặt hái được cả đống lợi ích bằng việc là chính mình. Và đã đến lúc chúng …

Có câu tục ngữ Anh nói rằng “Con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu”, nhưng những chú cú đêm cũng gặt hái được cả đống lợi ích bằng việc là chính mình. Và đã đến lúc chúng ta khen ngợi họ (vì việc là chính mình? thức khuya?)

Đừng hiểu nhầm chúng tôi: Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ giấc ngủ và tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc (Trung bình bảy tới chín tiếng đối với người trưởng thành) để có sức khỏe khỏe mạnh. Bài viết này không phải để giúp bạn có lý do để thức khuya và tiết kiệm thời gian ngủ cho những thứ khác. Nhưng nếu phong cách sống của bạn cho phép bạn dậy muộn hơn, bạn có thể cũng sẽ muốn đi ngủ muộn hơn.

Trong khi những người dậy sớm nhận được rất nhiều lời tán dương (những lợi ích từ việc dậy sớm là thật và ảnh hưởng rất tốt), không có mấy người biết được lợi ích của việc thức khuya. Chú ý! Đây sẽ là bài thơ ca ngợi những chú “cú đêm”, những người thích bắt đầu công việc khi mọi người nghỉ ngơi.


1. Những người thức khuya có thể có chỉ số IQ cao hơn

Satoshi Kanazawa[1], nhà khoa học về tiến hóa tại Khoa Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị thuộc Đại học Luân Đôn, đã tìm ra sự mối liên quan giữa trí thông minh và các thói quen thích nghi gọi là (tạm dịch) “sự tiến hóa mới lạ”- đề cập rằng họ đang đi khác hướng với những điều mà tổ tiên của chúng ta đã từng làm trong quá khứ. Ông viết rằng “thói quen hoạt động vào ban đêm có lẽ là rất hiếm trong môi trường cổ đại và đó là lý do “sự tiến hóa mới lạ” có mặt. Nghiên cứu kết luận rằng “những đứa trẻ thông minh hơn có khả năng lớn lên và trở thành những người người sống về đêm, thức khuya cả những ngày trong tuần hay ngày cuối tuần”.

Song, trong khi những người thức khuya có thể có chỉ số IQ cao hơn, những người dậy sớm lại có nhiều khả năng thành công hơn. Christoph Randler, giáo sư Sinh Học tại Đại học Giáo dục tại Heidelberg, đã hỏi 367 học sinh về thời gian họ cảm thấy năng động nhất. Randler đã phát hiện rằng “những người dậy sớm thường có tính chủ động trong hành vi cao hơn”.

2. Họ hưởng lợi từ việc có “sức mạnh ban đêm”

Những “cú đêm” có thể sẽ có lợi thế về thể chất hơn những “chú chim sớm”. Những nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta đã thử nghiệm với sức mạnh chân của chín người thức về đêm và đã phát hiện ra rằng sức mạnh của những người dậy sớm duy trì trong suốt ban ngày, trong khi sức mạnh của những “cú đêm” lại đạt đỉnh điểm vào ban đêm. Olle Largerquist, đồng tác giả của nghiên cứu, đã nói trên CNN rằng lý do của điều này có thể là vì vào tầm 9 giờ tối, những người thức khuya “cho thấy sự gia tăng kích thích ở vỏ não và tủy sống”.

3. Những Người Làm Việc Về Đêm Tỏ Ra Sáng Tạo Hơn

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Công giáo Sacred Heart tại Milan đã nghiên cứu thấy rằng những người thức khuya có vẻ sẽ phát triển những hướng đi và cách giải quyết các vấn đề độc đáo và sáng tạo hơn những người hoạt động ban ngày. Marina Giampietro, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, đặt ra giả thuyết rằng những người thức khuya có thể sáng tạo hơn vì thức khuya “có thể thúc đẩy sự phát triển của tinh thần đổi mới và khả năng tìm ra những giải pháp thay thế và độc đáo.”

4. Những Người Thức Đêm Đạt Điểm Cao Hơn Trong Bài Kiểm Tra Trí Tuệ (lưu ý: IQ chỉ là một chỉ số trong các bài kiểm tra trí tuệ tổng thể)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Madrid đã thực hiện một nghiên cứu về mô hình giấc ngủ của khoảng 1000 thanh thiếu niên vào năm ngoái. Nghiên cứu đã phát hiện rằng những người thức đêm đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tranh biện, đặc điểm của trí thông minh, hơn những người ngủ sớm dậy sớm. Nhưng, nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng những người ngủ sớm đạt điểm số trên trường cao hơn.

5.  “Cú đêm” không hề đơn độc. Họ có rất nhiều đồng loại. Kể cả tổng thống Mỹ (Obama) cũng là một “cú đêm”.

Vào năm 2009, tổng thống Obama đã nói trên tờ Newsweek rằng ông thích ngủ muộn và thậm chí kể cả khi đã xong việc thì ông cũng sẽ thức tới khuya để đọc sách.

“Tôi là một cú đêm. Một ngày bình thường của tôi diễn ra như sau: tôi tập thể dục vào buổi sáng; tới văn phòng vào khoảng từ tầm 8 rưỡi đến 9 giờ sáng, làm việc tới 6 rưỡi chiều rồi ăn tối cùng gia đình; chơi đùa cùng con cái và đưa chúng đi ngủ vào tầm 8 rưỡi tối. Rồi sau đó, thường tôi sẽ đọc bản tóm tắt báo cáo hay viết báo cáo tới 11 rưỡi đêm, và rồi tôi dành ra nửa tiếng để đọc sách báo ttrước khi thực sự chìm vào giấc ngủ vào… khoảng nửa đêm, 12 giờ 30 phút, thỉnh thoảng muộn hơn chút.

6. Những Người Thức Khuya Có Thể Tỉnh Táo Lâu Hơn Sau Khi Thức Dậy

Nghiên cứu vào năm 2009 của Đại học Liege tại Belgium đã giám sát 15 “người thức cực muộn” và 16 “người dậy vô cùng sớm” và để họ thức-ngủ theo như lịch sinh hoạt bình thường của mình. Các nhà nghiên cứu đã đo hoạt động não sau khi những người tham gia thức dậy lần đầu tiên, và rồi lặp lại sau 10 tiếng 30 phút. Nghiên cứu thu được kết quả rằng những người tham gia đạt điểm tương đương nhau trong bài kiểm tra đầu tiên, nhưng “10 tiếng 30 sau khi thức dậy, vùng não đảm nhiệm chức năng tập trung và đồng hồ sinh học của những người dậy sớm hoạt động ít hơn so với những người thức đêm”.

7. Có Một Nhóm Tên Là “Xã Hội Cú Đêm” Dành Cho Những Người Làm Việc Sáng Tạo Tự Do Hay Thức Muộn Vào Ban Đêm

Von Glitschka, họa sĩ minh họa, nói rằng anh đã tạo ra “xã hội cú đêm” (The Night Owl Society) sau 12 năm làm việc với tư cách là một chuyên gia sáng tạo (creative hired gun) cho các cơ quan trên toàn cầu và nhận thấy rằng anh, cũng như nhiều nhà thiết kế khác như mình, làm việc tốt hơn nhiều vào ban đêm. “Tôi thích sự tĩnh lặng và liền mạch khi làm việc khi về khuya” – trong nội dung bức email mà Glitschka đã gửi tới tòa báo Huffington Post. “Tôi biết nhiều người sáng tạo giống như tôi, và đây là lý do tại sao chúng tôi lại chia sẻ công việc của mình qua nhóm trên Facebook và chấp nhận lẫn nhau.”

Bản tuyên ngôn của cộng đồng trên trang web của Glitschka đã khắc họa con người họ một cách tài tình:

“Những người sống về đêm chúng tôi thăng hoa vào giữa đêm. Chúng tôi là những cú đêm – những người làm ra những mô hình pixel, đa giác, phát triển những ấn phẩm và các dự án tốt nhất dưới bầu trời đêm.”

[1] Satoshi Kanazawa : 16/11/1962, là tác giả viết sách và nhà tâm lý học về tiến hóa người Anh.

Dịch: Mastermind

Biên tập: Lyo Kiu

Minh họa: Thiện Như

Nguồn: https://www.huffpost.com

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan