Bộ Ba Thánh Thiện Vs. Bộ Ba Xấu Xa Trong Nhân Cách Con Người

Tại sao mọi người lại chú ý tới Bộ ba xấu xa nhiều vậy? Tại sao các nghiên cứu đều hướng đến chúng? Tôi đã trực tiếp đặt câu hỏi cho đồng nghiệp của mình, anh David Yaden. Anh ấy …

Tại sao mọi người lại chú ý tới Bộ ba xấu xa nhiều vậy? Tại sao các nghiên cứu đều hướng đến chúng? Tôi đã trực tiếp đặt câu hỏi cho đồng nghiệp của mình, anh David Yaden. Anh ấy ngay lập tức chú ý đến và yêu cầu tôi gửi cho anh ấy tài liệu về bộ ba xấu xa, cho thấy anh ấy chưa từng nghe về thứ này, nhưng bộ ba xấu xa nghe có vẻ khá hấp dẫn (và điều đó chứng minh cho quan điểm của tôi)

Dark triad - Wikipedia

Khi tôi quay trở về văn phòng của mình, tôi đã gửi tài liệu cho David và đồng nghiệp của mình, Elizabeth Hyde qua email. David nhanh chóng phản hồi email và anh ta chỉ đơn giản viết, “light triad? (tạm dịch: Bộ ba Thánh thiện?)” Giờ thì tới lượt tôi chú ý. Nó có tồn tại sao? Đã có người nghiên cứu về nó?Bộ ba xấu xa đã được nghiên cứu rất nhiều. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2002 bởi Delroy Paulhus và Kevin Williams, Bộ ba xấu xa của tính cách bao gồm chứng ái kỷ (ý thức về tầm quan trọng của bản thân một cách tự phụ), sự thao túng (lợi dụng và lừa dối có chủ đích) và bệnh tâm thần (sự nhẫn tâm và cay nghiệt). Trong khi ba đặc điểm này thường được nghiên cứu nhiều nhất trong giới y học lâm sàng (ví dụ như chữa trị cho tội phạm), Paulhus và Williams đã chỉ ra rằng mỗi đặc điểm trên đều kết nối với nhau, tất cả chúng ta đều có ít nhất một vài đặc điểm của chứng ái kỷ, sự thao túng và bệnh tâm thần.

Sau công bố đầu tiên về đợt khảo sát của họ, nghiên cứu về chủ đề này tăng dần theo từng năm, đạt đỉnh điểm là vào năm 2014 và 2015 với tổng số 2/3 lượng ấn phẩm về chủ đề này. Dù mỗi đặc điểm của bộ ba này là những đặc điểm độc nhất và liên quan tới nhau, những đặc điểm “gây phiền toái khi tiếp xúc” này lại xuất hiện chồng chéo lên nhau nhiều đến mức Paulhus đã tranh luận rằng chúng “nên được nghiên cứu chung thành một khối”. Quả thực, mỗi cá nhân đều có sự tồn tại của “phần lõi xấu xa” trong tính cách.

Trong khi các nghiên cứu về các nhân cách xấu đã góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về mặt tối trong bản chất con người, và chúng ta khác nhau như thế nào trong cách thể hiện những đặc tính xấu về cách suy nghĩ, cảm giác và hành vi thường ngày, nhưng còn mặt sáng của bản chất con người thì sao?

Những Con Người Thánh Thiện

Chắc chắn có tồn tại những con người khó ưa, nhưng còn những con người thánh thiện? Tôi không nói về những người tham gia các hoạt động từ thiện cộng đồng và nhận được sự tán dương, công nhận và trao thưởng cho sự cống hiến của họ (và cả những người cống hiến vì thành tựu cá nhân). Tôi đang nói về những người, chỉ sự xuất hiện của họ cũng lan tỏa sự tích cực tới mọi người. Những người trao đi không vì mục đích gì, mà là người luôn lan tỏa tình yêu thương vô điều kiện vì đó là bản chất của họ.

Và đó chính là điều chúng ta sẽ tìm hiểu. Qua nhiều email trao đổi và các buổi gặp mặt riêng, David, Elizabeth và tôi tham khảo các bài trắc nghiệm về Bộ ba xấu xa và lên ý tưởng về các tiêu chí liên quan tới những đặc điểm đối nghịch về khái niệm với bộ ba xấu xa, nhưng chúng tôi đã tạo ra những tiêu chí không chỉ đơn thuần là ngược lại. Những tiêu chí đầu tiên của chúng tôi liên quan tới sự tha thứ, lòng tin, sự thân thiện, quan tâm, chấp nhận, nhìn ra những ưu điểm của người khác và thật lòng gắn bó với người khác thay vì lợi dụng họ.

Ngạc nhiên thay (chúng tôi không hề nghĩ là chỉ có 3 yếu tố), 3 yếu tố khác nhau được tạo ra từ các nghiên cứu của chúng tôi, được đặt tên là: Chân Thành (đối xử với người khác chân thành, không vụ lợi), Nhân tính (đánh giá bằng nhân phẩm và giá trị cá nhân), và Lòng tin (tin vào bản chất tốt đẹp của con người):

What Was Humanism? AP Euro Bit by Bit #2 - YouTube

Qua nhiều lần chọn lọc những tiêu chí ban đầu (và những đợt phân tích số liệu tỉ mỉ bởi Eli Tsukayama), chúng tôi đã phân ra 12 đặc điểm thể hiện tính chất của bộ ba thánh thiện.

Chúng tôi đã xét Bộ ba thánh thiện với hàng ngàn người ở các độ tuổi, giới tính, màu da và dân tộc khác nhau, và kết quả đã nằm ngoài mong đợi. Đầu tiên, chúng tôi chắc chắn rằng Bộ ba Thánh thiện không chỉ đơn thuần ngược lại với Bộ ba xấu xa. Mặc dù hai thứ này dường như đối nghịch nhau, nhưng mối quan hệ của chúng không chặt chẽ cho lắm (mối tương quan chỉ đến một nửa), bổ sung cho ý tưởng rằng mỗi người chúng ta đều có chút của bộ ba Thánh thiện và xấu xa. Theo quan điểm của tôi, ta không nên phân biệt đối xử những người thiên về Bộ ba xấu xa nhiều hơn mà tốt nhất nên coi họ như những phiên bản phóng đại và giải phóng về những điều chúng ta giấu bên trong chính mình.

Có vẻ như Anne Frank sẽ có ý tưởng gì đó cho châm ngôn mở đầu cho bài viết này. Chúng tôi đã tính điểm cân bằng của bộ ba Thánh thiện & xấu xa của mỗi người tham gia bằng cách lấy điểm của Bộ ba xấu xa trừ cho điểm của Bộ ba Thánh thiện. Điểm cân bằng trung bình của cả thí nghiệm là 1.3, cho thấy một người bình thường nghiêng về phần tốt hơn là phần xấu trong lối suy nghĩ, hành vi và cảm xúc thường nhật. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây, những cá thể xấu vô cùng hiếm trong cộng đồng nói chung.

Đặc điểm của Bộ ba Thánh thiện và Bộ ba xấu xa

Bộ ba xấu xa và Thánh thiện có những điểm gì trái ngược nhau? Chúng tôi tìm ra rằng bộ ba xấu xa liên quan mật thiết với sự trẻ trung, sự nam tính, bị thôi thúc bởi sức mạnh, sex, thành tựu và sự hòa nhập (nhưng không về mặt tình cảm), có giá trị nâng cao bản thân, những cách che dấu cảm xúc thiếu chín chắn, tiêu pha, ích kỷ và coi công việc sáng tạo cũng như tôn giáo của họ vượt trội hơn hẳn của những người khác. Bộ ba xấu xa dường như đối nghịch với sự hài lòng trong cuộc sống, sự tận tâm, không cố chấp, giá trị đề cao bản thân, lòng trắc ẩn, tính cảm thông và cái tôi khiêm tốn, niềm tin vào cái tốt của con người và tin rằng mỗi người đều có điểm tốt riêng.

Bộ ba xấu xa cũng cho thấy sự tương quan mật thiết với những tiêu chí khác hỗ trợ cho những mục đích liên quan đến động cơ cá nhân. Ví dụ, Bộ ba xấu xa liên quan mật thiết với khả năng đánh giá đạo đức một cách thực dụng và khả năng sáng tạo, bạo gan, lãnh đạo cũng như sự quyết đoán, bên cạnh những động cơ về quyền lực, thành tựu và đề cao bản thân. Đồng thời, có một sự liên hệ không ngờ đến giữa Bộ ba xấu xa và tính hiếu kỳ đã được tìm ra, điều đã được nhận biết thông qua việc chấp nhận (“Tôi thích làm những việc kinh khủng một chút”, “Tôi thích những công việc khó đoán đến mức thú vị hơn”) và cảm thấy không hài lòng (“Tôi cảm thấy không thoải mái khi không hiểu được giải pháp”, “Nếu không biết một từ nào đó tôi sẽ rất khó chịu”) do sự hiếu kỳ.

Điều thú vị là, sau khi chúng tôi kiểm soát các yếu tố tiêu cực của Bộ ba xấu xa thì bộ ba này thực sự cho thấy mối liên kết tích cực đối với những thành quả được định hướng bởi sự phát triển. Những phát hiện này đề xuất rằng bản chất nhẫn tâm và thao túng của Bộ ba xấu xa không thực sự giúp ích cho những cá nhân sở hữu chúng. Dường như có sự liên hệ khi những gì còn sót lại sau khi những yếu tố xấu của Bộ ba xấu xa bị đào thải lại phù hợp với sự cởi mở (khía cạnh đặc trưng cho việc cởi mở là sự quyết đoán, điều biện hộ cho những người thiên về bộ ba xấu xa hơn).

Ngược lại, hình tượng chung về sự tương quan đối với Bộ ba thánh thiện lại tương đối khác so với bộ ba xấu xa. Bộ ba Thánh thiện liên quan tới sự trưởng thành, sự nữ tính, ít bồng bột hơn, cũng như lòng mộ đạo, sự liên kết với tâm hồn, sự hài lòng với cuộc sống, biết chấp nhận người khác, tin tưởng người khác là người tốt, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, sự cởi mở với trải nghiệm mới, tận tâm, nhiệt tình một cách tích cực, có một cái tôi khiêm tốn và tin rằng mọi người có thể vượt qua nỗi đau mất mát người thân.

Light Triad vs Dark Triad - YouTube

Những cá nhân đạt điểm cao trong thang điểm về Bộ ba Thánh thiện cũng cho thấy rằng họ hài lòng hơn với các mối quan hệ, năng lực và sự tự do, và họ cũng đồng thời cho thấy hình mẫu mối quan hệ lý tưởng cố định hơn. Nhìn chung, Bộ ba thánh thiện liên quan tới việc các cá nhân bị thôi thúc bởi sự gắn bó thân mật và các giá trị siêu nghiệm của cái tôi. Có rất nhiều thế mạnh liên quan tới Bộ ba Thánh thiện, bao gồm sự tò mò, khả năng nhìn nhận, sự say mê, tình yêu, sự thân thiện, khả năng làm việc nhóm, biết tha thứ và lòng biết ơn.

Hãy ghi nhớ rằng sự tò mò liên quan rất lớn tới Bộ ba Thánh thiện (“Tôi luôn cố gắng tìm nhiều thông tin nhiều nhất có thể khi vào một môi trường mới”, “Tôi coi những tình huống thử thách như một cơ hội để phát triển và học hỏi”), khác với sự tò mò của Bộ ba xấu xa (thường là sự chấp nhận hay không và không hài lòng). Cách che dấu cảm xúc của người trưởng thành cũng liên quan tới Bộ ba Thánh thiện (ví dụ như hài hước, sự thăng hoa cảm xúc, lòng vị tha, cầu tiến), vì họ có niềm tin vào bản thân, thế giới và tương lai. Những người đạt điểm cao trong Thang đo của Bộ ba thánh thiện cũng có lòng tự trọng cao, đồng thời là sự thành thật và thấu hiểu bản thân.

Nhìn chung, Bộ ba Thánh thiện không mang tới tác dụng phụ nào, chỉ có một vài ngoại lệ có thể xảy ra tùy theo hoàn cảnh. Bộ ba Thánh thiện hoàn toàn không liên quan tới động lực cho thành tựu hay sự phát triển bản thân (mặc dù Bộ ba Thánh thiện liên quan mật thiết tới năng suất và sự sung túc). Về mặt ưu điểm, không giống như Bộ ba xấu xa, Bộ ba thánh thiện không liên quan tới sự dũng cảm hay sự quyết đoán. Những đặc điểm đó có thể rất cần thiết để đạt được những mục tiêu khó khăn hơn và nhận định rõ hơn về bản thân.

Thêm vào đó, theo như dự đoán, Bộ ba Thánh thiện liên quan tới cảm giác tội lỗi giữa người với người- bao gồm những điều mình có được (“Đôi khi tôi cảm thấy mình không xứng đáng với hạnh phúc hiện tại”), sự chia cắt (“Tôi cảm thấy lo lắng khi phải sống xa nhà trong một khoảng thời gian quá dài), và trách nhiệm với những việc mình có thể làm (“Tôi rất lo về người tôi yêu cho dù họ trông có vẻ vẫn ổn”) thuộc cảm giác tội lỗi. Mặc dù chúng ta có thể làm quen với những cảm giác này và dùng chúng để cải thiện tình hình các mối quan hệ, những cảm giác tội lỗi này có thể sẽ giúp giới hạn lòng tham vì nỗi sợ thành công (ví dụ như cảm giác thứ nhất) trong khi những điều còn lại khiến cho bạn ít thành công hơn.

Bộ ba Thánh thiện cũng liên quan nhiều hơn tới việc hình thành phản ứng, điều mà một số nhà tâm lý học cho rằng đó là một cách che dấu cảm xúc do não bộ (nhưng tôi lại coi nó như một khía cạnh của lòng vị tha của một người trưởng thành). Thang đo cho việc hình thành phản ứng bao gồm những yếu tố: “Nếu ai đó cướp và lấy tiền của tôi, tôi sẽ tự nhủ rằng anh ta sẽ được giúp đỡ thay vì trừng phạt” và “Tôi cảm thấy bản thân luôn cư xử quá tốt với những người đúng ra tôi nên cáu giận”. Mặc dù có “tình cảm nhiệt thành” với kể cả kẻ thù của mình là việc giúp cho ta hạnh phúc, thái độ như này cùng với cảm giác tội lỗi với người khác, có thể khiến cho những người đạt điểm cao trong thang đo Thánh thiện dễ bị lợi dụng và thao túng về mặt cảm xúc bởi những người đạt điểm cao trong thang đo xấu xa. Thực sự, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu sâu hơn về mối tương tác giữa hai thái cực của Bộ ba xấu xa có thể là một chủ đề nghiên cứu thú vị trong tương lai.

Kết luận

Contest - Good People Good Times

Chắc chắn nghiên cứu của chúng tôi còn những hạn chế và rất nhiều lĩnh vực cần phải nghiên cứu để phát triển dự án của chúng tôi. 12 tiêu chí của Thang đo Bộ ba Thánh thiện chỉ nên được coi như bản thử nghiệm và bốn nghiên cứu của chúng tôi chỉ là để thăm dò thay vì là kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng nghiên cứu của mình giúp cân bằng hai thái cực của nhân cách con người. Phải, những bệnh tâm thần tồn tại giữa chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cả những con người thánh thiện cũng vậy, và tất cả mọi người xứng đáng được chú ý nghiên cứu và chỉ dạy rằng việc tốt không chỉ có ở xung quanh mà còn ở bản thân chính chúng ta.

—————————————-

Dịch: Mastermind

Biên tập: Linh Vũ

Minh họa: Gia Khánh

Nguồn: https://blogs.scientificamerican.com/beautiful-minds

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind – Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL  

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL  

BẢN THẢO
Bài viết liên quan