Chromophobia/Chromatophobia - Hội chứng sợ màu sắc

Khi nói ai đó là một chromatophobe, ta hiểu họ không thể chịu được nổi vài màu sắc.


Chromophobia hay nỗi sợ màu sắc là từ có gốc Hy Lạp, cấu thành từ 2 từ là Chromos (màu sắc) và Phobos (nỗi sợ/sự ác cảm sâu sắc). Tuy Chromatophobia (nhiễm sắc thể) hay Chromophobia (nhiễm sắc tố) có nghĩa là nỗi sợ mùi hương, có một từ nữa tên là Osmophobia cũng được dùng để chỉ nỗi sợ này. Do vậy, khi nói ai đó là một chromatophobe, ta hiểu họ không thể chịu được nổi vài màu sắc.

 

Nhiều người chỉ sợ những sắc thái màu cụ thể - giả sử như màu đỏ. Khá nhiều người sợ màu đỏ (theo khoa học nỗi sợ này được gọi là Erythrophobia) vì nó là hiện thân của máu me, chết chóc hay bạo lực. Bên cạnh đó, người có hội chứng sợ màu sắc có thể sợ những màu nhìn chung là màu sáng. Với nhiều cá nhân, cuộc sống hàng ngày của họ gặp nhiều khó khăn bởi sự xuất hiện của một vài màu sắc cụ thể có thể khiến họ thấy lo âu hoặc hoang mang. Những người sợ màu sắc có xu hướng mắc những triệu chứng gây suy nhược (sẽ được bàn ngắn gọn dưới đây). Họ thường xuyên không có khả năng duy trì công việc hiện tại hoặc thậm chí không thể có một mối quan hệ bền lâu. Vì lẽ đó, đối với họ, cuộc sống trở nên rất khổ cực. Đối với họ, việc bước ra ngoài cánh cửa nhà đôi khi là 1 cực hình, bởi họ bị ám ảnh bởi nỗi sợ rằng ngoài kia là sự xuất hiện của những màu sắc họ rất ghét. Họ thường tránh tới những nơi như Las Vegas, nơi có nhiều ánh sáng đèn rực rỡ. Billy Bob Thornton là một diễn viên nổi tiếng mắc nỗi sợ này.


Dưới đây là một vài cái tên để chỉ nỗi sợ với những màu sắc cụ thể:


Cyanophobia - nỗi sợ màu xanh lục

Xanthophobia - nỗi sợ màu vàng

Prasinophobia - nỗi sợ màu xanh lá

Chrysophobia - nỗi sợ màu cam

Rhodophobia - nỗi sợ màu hồng

Kastanophobia - nỗi sợ màu nâu

Leukophobia - nỗi sợ màu trắng

Melanophobia - nỗi sợ màu đen


Nguyên nhân của nỗi sợ màu sắc


Rối loạn stress sau sang chấn là nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi sợ màu sắc. Một sự kiện xảy ra ngày bé có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn về mặt tinh thần gắn với màu sắc cụ thể nào đó khiến người bị sợ màu sắc không thể quên được. Lạm dụng trẻ em, hiếp dâm, chết người, tai nạn hay bạo lực, tất cả đều có thể liên quan đến màu sắc cụ thể nào đó dẫn đến người bị ảnh hưởng bị sợ hãi hoặc lo lắng khi màu sắc đó xuất hiện.

Nguyên nhân khác dẫn đến nỗi sợ màu sắc đến từ nguồn gốc văn hóa. Từng nền văn hóa có những màu đặc trưng mang ý nghĩa tiêu cực đối với người sợ màu. Ví dụ như bên phương Tây, coi một số màu là xa lạ, giả tạo hay mục nát.


Trong hầu hết các trường hợp, việc ghét hay sợ hãi màu sắc nào đó đến từ phản xạ có điều kiện. Đơn giản là có vài màu sắc mà người sợ cảm thấy hết sức khó chịu. Phô mát cũ và ẩm mốc là ví dụ cho màu sắc nhợt nhạt mà liên quan tới vi khuẩn và bệnh tật, màu mà có thể được coi là một điều rất tiêu cực.


Tính di truyền, tính chất hóa học của não bộ, việc thiếu chất hay những nỗi ám ảnh hiện đang có cũng là nguyên nhân gây nên Chromatophobia.



Dấu hiệu của Chromophobia


Dấu hiệu của việc sợ màu ở mỗi người khác nhau và nó phụ thuộc vào mức độ của nỗi sợ. Tuy nhiên, có vài dấu hiệu cụ thể như sau:


  • Cực kì lo âu hoặc hay bị hoảng loạn
  • Hơi thở ngắn - nhanh và không sâu
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Nhịp tim không đều đặn
  • Nôn mửa
  • Khô miệng
  • Khó khăn trong việc nói hay trình bày những câu có nghĩa
  • Rùng mình, lẩy bẩy, run sợ


Người mắc chứng sợ màu có thể mắc Agoraphobia - chứng sợ bị bỏ lại một mình. Họ có thể bị trầm cảm bởi việc cô đơn, điều xảy ra bởi họ không thể kết bạn. Như đã được trình bày ở trên, người đó có thể không có khả năng duy trì công việc hay có thể sẽ từ chối việc ra ngoài đi làm. Những biểu hiện mang tính giới hạn bản thân như này ảnh hưởng tới việc thể hiện bản thân của họ tại trường học và tại nơi làm việc.

 

Cách chữa trị cho nỗi sợ màu sắc


Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ màu sắc này là dùng tới những liệu pháp như Phép chữa bệnh bằng cách thôi miên, lập trình ngôn ngữ thần kinh và liệu pháp tâm lí, những liệu pháp đã được khoa học chứng minh để vượt qua những nỗi sợ này. Thuốc có thể được kê đơn để giảm bớt lo âu, tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ và có thể làm người mắc phải suy nhược trầm trọng.


Thôi miên: Khi sử dụng liệu pháp này để chữa trị cho việc sợ màu sắc, nó bắt buộc phải thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Với liệu pháp này, tâm trí người mắc nỗi sợ màu sẽ được mở ra với những điều mới mẻ. Những điều tích cực mà người điều trị đưa đến não bộ sẽ giúp người mắc phải được tiếp nhận những cảm xúc khác với vật chủ của nỗi sợ - trong trường hợp này là màu sắc hoặc mùi hương.


NLP - Lập trình ngôn ngữ thần kinh là việc nghiên cứu não bộ tạo ra điều xác thực nào đó. Việc này bao gồm việc thay đổi cách dùng từ ngữ và cách nhận thức đối với nỗi sợ màu sắc. Giải tích viên sẽ lắng nghe xem người sợ sẽ miêu tả những gì về màu sắc mà họ e ngại. Tiếp đến, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử tìm cách xóa bớt đi những suy nghĩ trong tâm trí và những điều liên quan có thể khiến người sợ bị hoảng loạn khi thấy màu sắc họ kinh ngại.


Một vài liệu pháp khác liên quan đến tâm trí và cơ thể như việc phục hồi lại năng lượng cũng được dùng để điều trị cho chứng sợ màu. Có thể kể đến các liệu pháp như đặt vào tầm mắt những điều tích cực, T’ai Chi, Yoga, thiền sâu, kĩ thuật thở,... Những biện pháp không dùng đến thuốc để chữa trị Chromophobia luôn tối ưu hơn việc dùng thuốc bởi thuốc luôn đi cùng những tác dụng phụ khó lường.


Dịch bởi: Anh Tú

Nguồn: https://www.fearof.net/fear-of-colors-phobia-chromophobia-or-chromatophobia/


------------------------

BẢN THẢO
Bài viết liên quan