Hướng dẫn cơ bản để không phải luôn luôn chịu ấm ức

Bạn biết bạn bị ấm ức khi bạn thấy mình đang rền rĩ, than thở, về những người khác, hay nổi đóa lên vì những điều đến với chúng ta, hay cứ nhắc đi nhắc lại rằng bạn là người có lý còn người khác là vô lý, là sai.

Chúng ta mỗi ngày hầu như đều có những ấm ức (thậm chí nhiều lần trong ngày). Chúng ta bị ấm ức bởi người khác, có thể bởi tự chính mình nữa, bởi công nghệ, bởi các tình huống công việc, bởi những cuộc khủng hoảng nhỏ nối tiếp nhau liên tục.

Bạn biết bạn bị ấm ức khi bạn thấy mình đang rền rĩ, than thở, về những người khác, hay nổi đóa lên vì những điều đến với chúng ta, hay cứ nhắc đi nhắc lại rằng bạn là người có lý còn người khác là vô lý, là sai.

Việc bị ấm ức là bình thường, nhưng việc bám đu với nó thì không dễ chịu rồi. Thật là không hữu ích khi mà tình huống thì đã không thuận lợi, và việc thêm sự ấm ức vào đó chỉ làm cho tình huống tồi tệ hơn. Thường là sự ấm ức không mang lại hạnh phúc của chúng ta với ai đó, và làm xấu đi mối quan hệ đó của chúng ta. Hoặc sự ấm ức khiến chúng ta mất bình tĩnh và xử lý tình huống theo cách không phù hợp.

Làm thế nào chúng ta có thể để mình bình tĩnh và cởi bỏ mình khỏi ấm ức, để không cáu kỉnh và giận dữ suốt cả ngày?

Chúng ta sẽ nói về lý do mà khiến chúng ta bị ấm ức, và làm thế nào để quản lý vấn đề này.

Nguồn gốc của sự ấm ức

Ấm ức đến từ đâu?

Nó đến từ việc: có điều gì đó mà chúng ta muốn nó diễn ra theo một cách thức nào đó, hay chúng ta không muốn ai đó cư xử theo cách thức nào đó, hay chúng ta không muốn bản thân mình có những đặc điểm nào đó.

Đó là sự khước từ những cách mà con người, sự vật, hiện tượng đang diễn ra.

Từ điều này, chúng ta bắt đầu sáng tác ra những câu chuyện: họ không được cư xử như này, như kia, họ phải như thế, như thế…. Hay họ luôn như vậy! Tại sao họ không nhìn ra rằng họ vô lý nhỉ! Họ thật là quá khó chịu!

Chúng ta kể các câu chuyện đó suốt ngày, chúng ta trói mình trong đó, và cũng theo cách đó chúng ta ở lại trong trung tâm của sự ấm ức.

Hướng dẫn cơ bản cho việc vượt qua sự ấm ức

Chúng ta không thể ngăn cản việc những ấm ức xuất hiện. Nó rất tự nhiên, như những câu chuyện chúng ta tự kể.

Tuy nhiên, hãy ý thức về điều đó, sự ấm ức. Liệu bạn có đang cáu kỉnh, hay giận dữ với ai trong thời điểm này? Liệu bạn có đang phải kìm nén về một tình huống nào đó? Bạn có đang rền rĩ cả lên? Bạn có đang than phiền về ai, bạn có muốn giải tỏa? Bạn phát khùng? Bạn mải miết lý lẽ trong đầu?

Khi bạn chú ý rằng bạn bị ấm ức, hãy cho mình dừng lại một chút. Hãy im ắng một khoảnh khắc, thậm chí chỉ một vài giây, lưu tâm về sự ấm ức. Hãy chú ý đến những cảm giác mà sự ấm ức gây ra nơi bạn.

Rồi sau đó, hãy lưu tâm đến câu chuyện mà bạn tự kể. Điều gì không ổn với bạn trong tình huống này? Bạn nghĩ rằng người khác cần phải làm gì hay không được làm gì? Làm thế nào để gọi rõ ra người khác hay tình huống?

 

Hãy tự hỏi mình cả điều này nữa: câu chuyện này giúp gì cho mình? Liệu nó có cải thiện tình huống hay nó làm cho tình huống tệ hơn? Nó có tạo điều kiện thuận lợi cho mình hơn trong mối quan hệ với người khác? Nó có khiến bạn hạnh phúc hơn? Và nếu điều đó không giúp bạn, có thể bạn tạo ra sự không hài lòng của riêng mình, một cách thuộc về tâm trí.

Thay vào đó, bạn có thể nhìn tình huống gây ấm ức này như một bài học về nhận thức, về việc thả trôi, về việc chấp nhận, về việc tìm kiếm hạnh phúc, dù cho người khác là gì, tình huống là như thế nào. Mỗi thời khắc đều là một bài học, nếu bạn muốn nhìn thấy nó. Nếu bạn muốn cởi mở với tình huống, bạn có thể học được nhiều điều từ cách bạn nhìn người khác, không chỉ chúng ta muốn họ như thế nào, mà trong cả vẻ đẹp còn lộn xộn của họ, mà không cần phải thay đổi họ.

Nếu bạn có thể học từ tình huống này, bạn còn có thể nhìn thấy người khác cũng đang chịu đựng. Không theo chiều “cuộc đời của mình thật thảm hại và mình chịu đựng nó khủng khiếp” mà theo chiều “có điều gì đó khiến mình cảm thấy bất hạnh”. Điều gì đó khiến người khác cư xử “không hoàn hảo”, bởi vì họ đang trong xung đột vì điều gì đó, bởi vì họ bị ấm ức (cũng giống như bạn chịu ấm ức). Theo cách đó, bạn sẽ trải nghiệm cả 2 chiều. Bạn ở trong kết nối, và bạn có thể hiểu điều mà người khác chịu đựng bởi vì bạn cũng có cảm nhận về nỗi chịu đựng. Đúng thế, người khác cư xử không hoàn toàn, nhưng đó là tình huống chung của chúng ta. Việc hiểu biết về điều này không dàn xếp được mọi tình huống, nhưng sẽ giúp bạn có đồng cảm với người khác, có thể thậm chí cố hiểu câu chuyện của họ, câu chuyện của họ đến từ đâu. Hãy cố nhìn xem cách cư xử của họ có ý nghĩa như thế nào với họ từ góc nhìn của họ. Bởi cách cư xử luôn có ý nghĩa, bạn chỉ là đã không nhìn ra điều đó.

Bây giờ, bạn có thể dừng việc bám víu vào cách nhìn của bạn. Bạn muốn mọi thứ diễn ra theo cách của bạn, bạn muốn mọi người cư xử theo cách bạn muốn. Nhưng bạn không thể kiểm soát cả vũ trụ được. Bạn không có quyền kiểm soát mọi diễn tiến của các sự vật. Người khác hành động không hoàn hảo, nhưng theo cách của họ, và bạn không bắt buộc phải đồng ý với họ, hoặc yêu thích cách của họ, nhưng cứ khăng khăng rằng mọi thứ phải như ý bạn thì không đúng, và điều đó chỉ có một hiệu ứng duy nhất là gây tổn thương cho bạn. Vậy thì hãy thả trôi tất cả sự ấm ức! Hãy nói rằng, đó là cuộc sống, và tách mình khỏi sự gắn bó với việc muốn mọi thứ phải như ý mình.

Cuối cùng, hãy nói “đồng ý” với kinh nghiệm này. Việc nói “vâng, đồng ý” và chấp nhận thời điểm đó, và cách thức mà tình huống diễn ra. Hãy tập nói “vâng”, “có” thường xuyên, và bạn thả trôi sự gắn bó với sự vật, hiện tượng, và bạn bắt đầu biết đánh giá cao những điều đẹp đẽ của thời điểm hiện tại, với vơi bớt rất nhiều những ấm ức.


Theo ngocquocviet.wordpress.com


BẢN THẢO
Bài viết liên quan