Là người nhạy cảm có vui không?

Là người nhạy cảm có vui không ? Không đâu. Đó là hành trình đấu tranh và hành trình học cách yêu thương bản thân với những giá trị được ban ơn.

Là người nhạy cảm có phải điểm yếu hay được ban là món quà quý giá.


Là người nhạy cảm có những cái khổ như thế này:

  • Khó chịu với những tiếng ồn hay ánh sáng mạnh

Là người nhạy cảm, thường rất nhạy khi nhận biết những điều bất thường bên ngoài, dù chỉ tiếng ồn từ cái ghế đặt xuống sàn hay ánh sáng đủ màu sắc cũng khiến bên trong có phần khó chịu.


  • Khó vượt qua cảm xúc tiêu cực

Người nhạy cảm là thế, họ đang sống và cảm nhận rõ hơn ai hết về một thế giới thực nên những gì họ thể hiện cũng là những gì thế giới thực sự đang diễn ra nhưng ít ai để ý. Bởi lẽ đó người nhạy cảm đôi khi sẽ gặp khó khăn hơn để vượt qua cái thực đó tiến lên cái tốt hơn. Để giúp bản thân mình và có thêm niềm tin vào nhiều vấn đề mà cái thực chưa được sáng tỏ.

Với một số người nhạy cảm, cảm xúc tiêu cực dường như là cảm xúc chủ chốt trong hành trình sống vậy, cũng bởi những gì mang tính thực, hiện thực cuộc sống, họ đều cảm nhận rõ, chỉ có điều cái thực mang xu hướng đi xuống dốc, hoặc ngược với mong muốn của họ. Nhiều khi họ lại chưa biết cách đối diện với cảm xúc của chính mình ra sao, để làm xoá tan hoặc làm giảm đi những tiêu cực này.


  • Khó khăn trước áp lực thời gian

Người nhạy cảm lạ lắm, khi thúc ép họ làm cái gì trong thời gian ngắn ngủi, điều đấy biến thành một áp lực lớn. Đến mức, việc suy nghĩ niềm vui hoàn thành điều đó xong cũng làm ngốn hết nguồn năng lượng từ họ.


  • Dễ nản lòng trước những lời phê bình

Cuộc đời vẫn biết không có đúng có sai, mọi thứ đều dừng ở tương đối và có những mức giới hạn riêng. Và mỗi người cũng có cách đánh giá khác nhau tuỳ theo cảm nhận hay quy trình. Thế nhưng việc nhận những lời phê bình dù có hướng xây dựng để bản thân tốt hơn hay những lời phê bình mang sự trì chiết, với họ - người nhạy cảm cũng dễ dàng so sánh và ám ảnh lời phê bình đấy để làm bản thân buồn và đi sâu vào cảm xúc tiêu cực, hạ thấp bản thân.


  • E ngại khi đối mặt với sự thay đổi

Là người nhạy cảm, họ khó khăn hơn trong việc xây dựng và ổn định cảm xúc cũng như tinh thần nên khi có sự thay đổi nào mới mẻ và đi lệch hướng đã có, thường họ sẽ phải đắn đo, suy nghĩ, xem xét xem bản thân có thật sự cần thiết như vậy không? Làm vậy để được điều gì? Sẽ ra sao nếu thay đổi. Rất nhiều câu hỏi xuất hiện khi sự thay đổi đến và đi. Nó hoàn toàn khác và sẽ không vội vã và ra quyết định nhanh như người bình thường.


  • Sợ bị từ chối và việc làm hài lòng người khác là điều quan trọng

Là người nhạy cảm việc từ chối lời mời hay những yêu cầu cần trợ giúp từ người ngoài là điều gì đó thật khó. Bởi họ sợ mất lòng với mọi người xung quanh, sẽ dễ bị ghét hay ảnh hưởng công việc, từ đó việc nói “không” lại là bài học lớn đối với người nhạy cảm để họ biết bảo vệ bản thân với những điều không xứng đáng.

Chỉ khi làm hài lòng người khác đủ nhiều, đau đủ lâu thì dần điều quan trọng đấy sẽ được đẩy sang ưu tiên bản thân có thật sự hài lòng không.

Việc làm hài lòng người khác liệu có quan trọng không? | Nguồn: Pinterest


Nên là người nhạy cảm mệt mỏi lắm, sự mệt mỏi đến từ những điều bên ngoài nhưng mệt nhất vẫn luôn là cảm xúc của người nhạy cảm.

Tâm hồn lỏng lẻo, trái tim tràn đầy lòng trắc ẩn và máu nóng tuôn trào. Nhưng họ quên mất đầu tư cái đầu tỉnh táo và xây dựng khu vườn tâm hồn được bình an giữa những giông bão của cuộc đời và tiếng lòng của bản thân.


  • Sau sự nhạy cảm là sự thấu hiểu

Những có một điều không thể phủ nhận rằng giữa những cái khổ của người nhạy cảm đấy họ có một tâm hồn dễ dàng thấu hiểu nỗi đau hay những bất ổn của người khác hơn. Họ giỏi lắng nghe khi ai đó cần họ và sự tốt bụng của họ luôn được thể hiện khi tiếp xúc với mối quan hệ giữa người với người, thậm chí với những cảnh vật xung quanh, chỉ có quên tốt bụng với chính mình thôi.

Nên người nhạy cảm này, bạn đủ mệt chưa. Nếu bạn nghĩ bạn chưa thay đổi được, quá khó khăn, vậy tôi gửi bạn một câu này nhé:


"Chăm lo cho bản thân mình trước không phải là một hành động ích kỷ, bản thân mình phải hạnh phúc trước thì mới có thể làm cho những người xung quanh hạnh phúc."

- Yêu những điều không hoàn hảo I Hae Min

Sẽ không ích kỷ khi biết cách đặt sự chăm sóc bản thân lên ưu tiên | Nguồn" Pinterest


Những cái khổ người nhạy cảm đang có chỉ là họ quên mất việc chăm lo cho bản thân trước. Họ ưu tiên người khác, người họ xem là bạn, là đồng nghiệp, là người thân rồi dần nhận ra những gì bản thân làm có thật sự giúp ích cho người khác hay chỉ để thỏa mãn người khác rồi bản thân từng bước hành hạ chính mình bởi những cảm xúc ảnh hưởng người khác.


Có xứng đáng không vậy "người nhạy cảm".


Không xứng, nhưng biết làm sao đây. Người nhạy cảm họ sinh ra với sự ban ơn để thấu hiểu nỗi đau, sự tốt bụng có sẵn để từ đó trái tim của họ luôn đong đầy lòng trắc ẩn rồi cũng chằng chịt vết thương do chính sự nhạy cảm của mình mang lại.


Này, người nhạy cảm ơi.

Mọi thứ trên đời không điều gì là dễ dàng, kể cả bạn có sẵn những điều tuyệt vời của người nhạy cảm nhưng không có nghĩa mỗi ngày bạn luôn làm đi làm lại những hành động khiến bản thân tổn thương.


Như vậy là đủ rồi, đủ để hiểu, đủ để cần dũng cảm đi lên, nhận lấy những điều xứng đáng và cần thiết.


Nếu không thể yêu nổi bản thân, chăm sóc bản thân sau những vết thương để nhìn lại, để đặt ranh giới cho mình và cho người khác.

Thì liệu, người nhạy cảm ơi, bạn định làm khổ chính mình đến bao lâu nữa.


Hết đời hay hết lần này thôi.


Tác giả: Bất Hối

BẢN THẢO
Bài viết liên quan