Tại sao bạn vẫn luôn cảm thấy cô đơn ngay cả khi bạn có nhiều người bên cạnh

Cô đơn là một cảm xúc rất đỗi bình thường, nhưng cô đơn ngay cả khi có ai đó bên cạnh bạn lại là một triệu chứng ươm mầm cho những căn bệnh tâm lý của bạn. Bạn có đang thực sự mở lòng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, hay bạn chỉ đang cố tỏ ra mình ổn trước mặt mọi người cho dù đang có một cơn sóng gào thét nơi trái tim bạn. Nếu có, thì bạn thực sự đang gặp vấn đề về cảm xúc.





Về mặt lý thuyết, bữa sáng muộn của bạn vẫn trọn vẹn nếu có sự góp mặt của những người bạn thân thiện, thức ăn miễn chê và những cuộc hội thoại vui như không có hồi kết. Tuy nhiên, từ sâu trong tâm hồn bạn vẫn cảm thấy xa cách ngàn dặm với mọi người trong bữa ăn, cảm thấy trống trải. Phải công nhận rằng, lý do cảm xúc dễ đánh lừa chúng ta là bởi vì nó muôn hình muôn vẻ. Nói một cách dễ hiểu, trong khi những người khác cảm thấy cực kỳ hưng phấn và khao khát được kết bạn thì bạn lại là tín đồ sùng bái nhất của “những góc khuất của cô đơn", tức là bạn luôn luôn cố gắng để tìm một chỗ trú ẩn chỉ có riêng mình, hoặc chí ít chỗ đó có thật ít người để ý đến bạn. Chỉ khi bạn hiểu được căn nguyên khiến cho bạn cảm thấy cô đơn ngay cả khi bạn không ở một mình, bạn sẽ dễ chấp nhận bản thân cũng như hoà hợp hơn với mọi người xung quanh bạn.



Chắc hẳn bạn đang nghĩ, cảm thấy cô đơn là một cảm xúc rất đỗi bình thường, nó như việc thỉnh thoảng trời đang nắng bỗng nhiên mưa rào, hay mối tình của bạn thường ngày nồng mặn bỗng nhiên nhạt bớt đi. Đúng vậy, chẳng có gì phải bàn luận nhiều về hai chữ “cô đơn". Cảm xúc ấy rồi sẽ qua đi, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Thế nhưng, “cô đơn” khi thậm chí bên cạnh bạn có rất nhiều người là một trạng thái khác. Bạn thậm chí có thể chạm vào nó, nhìn thấy rõ nó, lắng nghe được nó, thậm chí dằn vặt với nó. Sherese Ezelle, L.M.H.C., nhà tâm lý trị liệu đã rút ra được một điều rằng: “Cảm giác cô đơn ngay cả khi có ai đó bên cạnh là một thứ vượt ra ngoài cảm xúc của bạn, bạn cảm thấy như thể đường dây kết nối giữa bạn và mọi người xung quanh bị đứt đoạn mặc dù trên thực tế, bạn đang ở bên cạnh rất nhiều người. 



Sự thật là, cô đơn khi có người bên cạnh là một triệu chứng, thậm chí có thể coi là bệnh tâm lý tăng chóng mặt ở Mỹ kể từ năm 2018 theo báo cáo của NPR. Thông qua một cuộc khảo sát được tiến hành bởi bởi công ty bảo hiểm sức khỏe Cigna vào tháng 1 năm 2020, cứ 5 người Mỹ thì có tới 3 người thường xuyên cảm thấy “cô đơn”, đặc biệt là một số người cho biết họ không có tình bạn thân thiết khiến họ thực sự cảm thấy an toàn và được yêu thương theo đúng nghĩa. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2021 bởi dự án “Harvard Graduate School of Education’s Making Caring Common”, có tới 36% người Mỹ được khảo sát nói rằng họ luôn cảm thấy cô đơn tuyệt vọng, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng như hiện nay. 



Đó là tất cả những gì cần nói - nếu bạn đang nghĩ "Tại sao tôi lại cảm thấy cô đơn như vậy?" Sự thật là, nếu bạn muốn thoát khỏi vũng lầy của sự cô đơn ấy, cách đầu tiên nhất là bạn phải hiểu được tại sao bạn lại có thứ cảm xúc kỳ lạ như vậy. Dưới đây là 5 nguyên nhân tiêu biểu lý giải cho sự cô đơn ấy. Hãy tự soi chiếu lại bản thân để xem liệu có bất kỳ lý do nào trong số năm lý do sau đây khiến bạn cảm thấy đơn độc, bởi vì bạn càng biết nhiều về những gì sẽ xảy ra khi bạn cô đơn, bạn càng có thể tự vực dậy chính mình và chữa lành vết thương tinh thần ấy.


1. Bạn luôn khao khát sự gần gũi nhưng lại không được hồi đáp lại xứng đáng


Đầu tiên, phải khẳng định một sự thật là cô đơn là một vấn đề tâm lý rất phức tạp, nhiều khi nguyên nhân lại nằm ngay chính tại con người bạn chứ không phải ai khác. Bạn khao khát sự kết nối với mọi người, được mọi người yêu thương. Bạn càng khao khát sự gần gũi, bạn càng muốn ở gần mọi người hơn, nhưng không phải bạn cứ muốn là được đáp lại y chang như vậy. Và thật đáng buồn là, khi tình cảm và tâm tư của bạn chẳng có ai thấu hiểu, cũng chẳng ai quan tâm và đáp hồi lại, bạn sẽ có cảm giác mình như sinh vật lạ, tự tách biệt ra khỏi thế giới. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy xa cách hay cô đơn ngay cả khi bạn đang trong cuộc nói chuyện với nhiều người. Câu nói “gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời" có lẽ hợp lý để dùng trong tình huống này. 


Nói một cách khác, nếu tình bạn hoặc tình yêu của bạn làm cho bạn cảm thấy “mất hứng hoàn toàn" và “bị cho ra rìa" thì liệu bạn có vui vẻ mà cười nói trước mặt người đó không. Tất nhiên là không phải không nào, và nếu có thì chắc chắn là nụ cười giả tạo nhất hành tinh.


Cách để vượt qua cảm xúc này:


  • Nếu bạn thực sự trân trọng đối phương và mong muốn được tiếp tục duy trì mối quan hệ này thì bạn nên cân nhắc đến việc chủ động gần gũi và thân mật với họ.


  • Giành một phần nhất định trên miếng bánh thời gian của bạn cho mối quan hệ đó.


  • Đi bộ và bắt đầu tâm sự về những chủ đề dễ tiếp cận.


  • Nếu các bạn đang ngồi trong quán cafe, bạn có thể đề xuất mọi người cất điện thoại sang một bên và tập trung trò chuyện. Điều này là rất khó, đúng vậy, nhưng nếu thực sự bạn và cả bạn của bạn muốn duy trì và chân trọng mối quan hệ này thì việc cho điện thoại “ra rìa" một chút là hết sức bình thường.


  • Điều cuối cùng, bạn phải thay đổi ngay từ tư duy, không phải ai cũng có thể hiểu và yêu quý bạn cũng như bạn không thể chia quá nhiều ngăn ở trái tim mình cho quá nhiều người, chưa kể những mối quan hệ không quá quan trọng. Hãy tập chấp nhận sự thật đó và mở lòng hơn với tất cả mọi người. Cho đi là còn mãi và đã cho đi thì không mong được nhận lại, vậy thì bạn mới cảm thấy nhẹ nhõm phải không nào.



2. Bạn là một người hướng nội


Người hướng nội thường được gán mác là không cởi mở và luôn luôn thích ở một mình thậm chí còn “nghiện" luôn cảm giác cô đơn. Sự thật là, đa phần người hướng nội dễ dàng ở trong trạng thái “sức cùng lực kiệt" đặc biệt ở trong môi trường với hàng tá người hay có rất nhiều mạng lưới những mối quan hệ cá nhân. 


Đáng chú ý là, mặc dù vẻ bề ngoài thân thiện, tay bắt mặt mừng nhưng điều đó không có nghĩa là người hướng nội thực sự cảm thấy thoải mái với cuộc trò chuyện. Đó là một dào cản cực lớn tách biệt bạn ra khỏi thế giới.


Cách để vượt qua cảm xúc này:


  • Hãy tưởng tượng mạng lưới các mối quan hệ của bạn như một chiếc điện thoại thông minh và bạn cần sạc pin cho nó hoặc xoá bớt ứng dụng để nó không bị “thừa cân béo phì". Cho phép bản thân nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chán nản khi phải tương tác quá lâu hoặc quá nhiều với người khác.


  • Hãy luôn nhớ rằng chất lượng hơn số lượng, hãy ở bên cạnh những người thực sự trân trọng bạn.


3. Bạn có quá nhiều mối quan hệ nhưng chẳng mấy trong số đó thực sự chất lượng


Trên thực tế chẳng ai cấm bạn không được kết bạn, giao lưu, điều đó là hoàn toàn bình thường. Bạn thậm chí có thể có hàng trăm người bạn nhưng nếu bạn không dành đủ thời gian và nguồn năng lượng tích cực cho họ, bạn sẽ càng cảm thấy cô đơn và chóng vánh hơn bao giờ hết. Bạn sẽ cảm thấy bạn đang dành thời gian và công sức cho người những mối quan hệ ngoài lề, không ảnh hưởng gì nhiều tới cuộc sống của bạn thậm chí là ảnh hưởng xấu. Chỉ có mối quan hệ chất lượng mới hình thành nên lòng tin và duy trì được lâu bền. 


Cách để vượt qua cảm xúc này:


  • Thứ nhất, bạn phải thành thật với bản thân mình trước tiên, bạn phải biết đâu là một mối quan hệ đáng để mình phải cố gắng. Mối quan hệ ấy là động lực giúp bạn tiếp tục tốt lên mỗi ngày chứ hoàn toàn không phải lý do để bạn đối xử tệ với bản thân mình. Không đáng, hoàn toàn không đáng.


  • Bạn phải là phiên bản tốt nhất của chính mình chứ không phải là một ai khác. Khi bạn đủ tốt, mối quan hệ tốt sẽ đến với bạn, vì khi ấy bạn đã biết cách yêu thương bản thân, tình yêu ấy sẽ đến với người mà bạn trân trọng. 


  • Mỗi người đều có tính cách và cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau, ở đây mình không nhắc tới những mối quan hệ bắt buộc phải thiết lập như đồng nghiệp, đối tác,...Nhưng bạn hãy luôn nhớ một điều rằng, dù bạn làm gì sai, dù bạn đối xử với ai đó không tốt nhưng họ vẫn ở bên cạnh bạn, vẫn luôn tha thứ cho bạn, vẫn mong bạn tốt lên mỗi ngày, đó là người bạn thực sự nên để tâm và giành phần đời còn lại của bạn cho họ. Ngoài kia có rất nhiều người, nhưng chỉ có vài người thực sự bước vào cuộc đời bạn với một sứ mệnh, đó là kết nối. Hãy luôn trân trọng họ.



4. Bạn lập lên một hàng rào phòng thủ vững chắc


Bạn có bao giờ cảm thấy mọi người tại sao cứ không hiểu bạn đang nghĩ gì hay đang muốn gì. Rất có thể bạn đang ở bên cạnh những người không thực sự có lòng thấu cảm hoặc đơn giản vì họ đang không có nhu cầu kết bạn hay tạo dựng mối quan hệ thân mật. Sự thật là, bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao mình buồn, mình thất vọng mà chẳng ai buồn quan tâm. Nếu một lần, hai lần không sao, nhưng nếu điều này xảy ra quá nhiều lần thì bạn nên nhìn lại bản thân mình. Bạn có đang thực sự mở lòng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, hay bạn chỉ đang cố tỏ ra mình ổn trước mặt mọi người cho dù đang có một cơn sóng gào thét nơi trái tim bạn. Nếu có, thì bạn thực sự đang gặp vấn đề về cảm xúc. 


Cách để vượt qua cảm xúc này:


  • Thành thật là tiêu chí hàng đầu của một mối quan hệ lành mạnh và bền vững. Hãy cởi mở hơn với bản thân cũng như với mọi người xung quanh, vì không phải ai cũng đủ độ tinh tế để hiểu những suy nghĩ ẩn sâu trong đầu bạn.


  • Hãy bắt đầu bằng việc chia sẻ những điều đơn giản hay chỉ là những câu hỏi thăm thường ngày. Đôi khi bạn phải làm vậy để nuôi dưỡng mối quan hệ trước đã, có tin tưởng thì cả bạn và đối phương mới thực sự muốn mở lòng.


Điều quan trọng cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng bạn là nhân tố quan trọng nhất trong mối quan hệ của mình, hãy chủ động mở lòng với mọi người, đừng chỉ bị động ngồi đó và chờ đợi một phép màu. Cuộc sống rất bận rộn, và không phải ai cũng đủ thời gian để đi tìm hiểu xem bạn thực sự muốn gì. 


Experts:

Sherese Ezelle, L.M.H.C., licensed behavioral therapist at One Medical

Kira Asatryn, relationship coach


Dịch: Ori

Biên tập: Ori

Nguồn ảnh: Pexels

Nguồn bài gốc: https://www.bustle.com/life/141491-5-reasons-you-feel-lonely-even-when-youre-not-alone-and-what-to-do-about

BẢN THẢO
Bài viết liên quan