Thalassophobia: Nỗi sợ Đại dương

Bạn có tưởng tượng được việc trải nghiệm nỗi sợ kinh hoàng khi ngâm chân xuống biển hoặc khi nhìn vào một bức tranh vẽ đại dương không? Hãy cùng tìm hiểu về hội chứng sợ biển (thalassophobia) và nguồn gốc của nó nhé.

 Đối với nhiều người trong chúng ta, một bức hình với mặt biển phẳng lặng sẽ trông rất hấp dẫn và thư giãn. Trên thực tế, ít có hoạt động nào thú vị hơn việc bơi một vòng trên biển vào một ngày hè nóng gắt. Tuy nhiên, với những người có hội chứng sợ biển, việc này cứ như là một cơn ác mộng.

 

Thú vị làm sao khi hội chứng sợ biển là một kiểu rối loạn khá thường gặp. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người phải trải qua nỗi lo lắng và sợ hãi ở một mức độ nào đó khi họ đối mặt với biển. Vậy thì, hội chứng này đến từ đâu và ta có thể làm gì với nó?

 

Hội chứng sợ biển (Thalassophobia)

 

Hội chứng sợ biển là một hội chứng cụ thể mang đến nỗi sợ phi lý, quá mức và thường xuyên với một vùng nước rộng lớn, đặc biệt là biển. Những người mắc phải nó trải nghiệm nỗi kinh hoàng khi gặp phải tác nhân kích thích loại này hoặc khi họ ở gần nó. Nỗi sợ xuất hiện ngay cả khi họ nhìn thấy những bức ảnh tương tự hoặc suy nghĩ và tưởng tượng về chúng. 

 

Những triệu chứng chính

 

Những triệu chứng này được thể hiện ở 3 lĩnh vực:

 

  • Lĩnh vực tâm lý. Những triệu chứng như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, hoặc sự hụt hơi sẽ xuất hiện. Những cảm giác như chóng mặt, hoang tưởng, đánh mất nhân cách, và những nỗi đau về thể xác cũng có thể xuất hiện. 
  • Lĩnh vực nhận thức. Có hai khía cạnh về nỗi sợ dạng này. Có những người sợ hãi việc bị mắc kẹt trong nước, bị chìm, hoặc không thể chạm được đến bờ. Mặt khác, cũng có khả năng là nỗi sợ đó liên quan đến cảm giác không chắc chắn về những gì tồn tại dưới mặt nước. Ví dụ như nhiều người cảm thấy rằng một sinh vật biển sẽ xuất hiện từ dưới đáy biển và tấn công họ.
  • Lĩnh vực hành vi. Người mắc hội chứng sợ biển chắc chắn sẽ cố trốn tránh bất cứ sự tiếp xúc nào với những mặt nước rộng lớn. Điều này có thể bao gồm sự trốn tránh những hình ảnh, bộ phim, và bất cứ suy nghĩ nào liên quan đến biển. Nếu họ không thể tránh xa khỏi nó, sự tiếp xúc nào cũng khiến họ cảm thấy vô cùng khó chịu, và họ cố gắng trốn khỏi tình trạng đó càng sớm càng tốt.

 

Một nỗi khiếp sợ phi lý

 

Cũng như những hội chứng cụ thể khác, với hội chứng sợ biển, đó là nỗi sợ phi lý trí và không tuân theo bất cứ logic nào. Rõ ràng là nếu chúng ta rơi khỏi một con thuyền giữa biển, chúng ta đều sẽ cảm thấy hoảng loạn. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng sợ biển có cảm giác tương tự chỉ bằng việc ngâm bàn chân của họ vào biển.

 

Bạn có cảm thấy sợ hãi khi nhìn vào mặt biển phẳng lặng này không? | Nguồn ảnh: Unsplash.com

 

Những người này nhận thức rõ là họ đang ở trong tình huống mà họ không thể bị đuối nước hay bị tấn công bởi một sinh vật biển nào. Tuy nhiên, họ không thể kiểm soát nỗi sợ của mình. Nỗi lo sợ mà họ tạo ra vượt mức bình thường và quá mức chênh lệch đến nỗi ảnh hưởng đáng kể đến đời sống hằng ngày của họ. 

 

Nguồn gốc của hội chứng sợ biển

 

Hội chứng này đến từ đâu? Sự thật là nguồn cơn của nó không phải lúc nào cũng được biết đến, trong nhiều trường hợp, nó liên quan đến nhiều yếu tố về nguồn gốc. Tuy nhiên, hội chứng sợ biển thường xuất hiện bởi các lý do sau:

 

  • Người mắc hội chứng đã phải trải qua những sự kiện chấn thương tâm lý liên quan đến nước. Ví dụ như họ đã gần như chết đuối, hoặc họ bị mắc kẹt trong một vùng nước rộng lớn mà không thoát ra được. Họ thậm chí có thể đã mất đi một người thân yêu trong những tình huống đó. Những sự kiện này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời nhưng phổ biến là trong thời ấu thơ.
  • Sự thuần hóa với việc trải nghiệm gián tiếp (hay sự học hỏi thông qua việc quan sát). Việc chứng kiến người khác trải qua những sự việc nguy hiểm trong nước có thể dẫn đến sự xuất hiện của hội chứng này. Nó thậm chí có thể xảy ra ngay cả khi hình ảnh đó đến từ những bộ phim dài tập hay điện ảnh viễn tưởng. 
  • Sự thiếu hiểu biết về thế giới dưới nước cũng có thể làm tăng nỗi sợ. Bởi vì chúng ta không rõ những nguy hiểm nào sẽ xảy ra ở một địa điểm cụ thể nào đó. 

 

Sự can thiệp

 

Để đối phó với hội chứng sợ biển, việc kết hợp các kỹ thuật sử dụng được ở các mức độ khác nhau là cần thiết. Những kỹ thuật đó liên quan đến tâm lý, ý thức và hành vi. Người ta thường hướng dẫn người mắc hội chứng những kỹ thuật thư giãn để giúp kiểm soát nỗi sợ của họ. Mặt khác, ta cũng có thể thay đổi những niềm tin khác lạ và thảm khốc của họ và thay chúng bằng những điều hợp với thực tế hơn. 

 

Trước hết, phương pháp điều trị có chọn lọc về những tác nhân kích thích nỗi sợ phải được thực hiện. Phương pháp này có thể thực hiện thông qua sự tưởng tượng, hoặc thông qua thế giới ảo và thực, phương pháp sử dụng thế giới thực là hiệu quả nhất. Với nó, người mắc hội chứng có được hoặc khám phá được những công cụ cần thiết để đối mặt với nỗi sợ. Hơn thế nữa, họ nhận ra rằng nỗi sợ đó là vô căn cứ. 

 

------------------------

Dịch bởi: Mahoney Queen

Biên tập: toietmoi

Nguồn bài viết: <https://exploringyourmind.com/thalassophobia-fear-of-the-ocean/>

------------------------

BẢN THẢO
Bài viết liên quan