Vì sao TIÊU CHUẨN là 1 cách nói khác của TẨY NÃO?

Vấn đề đặt ra, thẩm mỹ người người có phải đang tiến hoá dựa trên tính độc đáo, hay theo cách nói gần gũi hơn mà ta thường dùng: “xấu lạ”. Liệu có thước đo nào chính xác cho tiêu chuẩn, hay vốn dĩ mọi quy tắc tổng quan đều chỉ nên dừng ở mức tương đối.

Từng được đại diện cho trên cả sự hoàn hảo, những năm trở lại đây “tỉ lệ vàng” nhanh chóng được bác bỏ, có chăng thể hiện minh chứng đậm nét nhất từ chính trào lưu của giới online, đó là chỉnh sửa khuôn mặt người nổi tiếng theo chuẩn khuôn mẫu. Ngạc nhiên thay, những celeb tưởng chừng sẽ lấn át hào quang người đối diện sau vài nháy trùng tu bỗng trở nên thiếu hài hoà, thậm chí còn có phần kì cục, ngược ngạo. Vấn đề đặt ra, thẩm mỹ người người có phải đang tiến hoá dựa trên tính độc đáo, hay theo cách nói gần gũi hơn mà ta thường dùng: “xấu lạ”. Liệu có thước đo nào chính xác cho tiêu chuẩn, hay vốn dĩ mọi quy tắc tổng quan đều chỉ nên dừng ở mức tương đối.


Xuất phát điểm


Một góc nhìn được đúc kết từ cuốn “Thuật tẩy não - Nghệ thuật thao túng và kiểm soát tâm lý đối phương” từng đề cập đến bản chất của mô hình quản lý hiện đại, đồng thời cũng là sự thật trong xã hội loài người. Quy luật hiện đại chính là kẻ mạnh dẫn dắt người yếu, kẻ thông minh quản lý người ngu xuẩn. Thành ra, trên đời này bất cứ mối quan hệ liên quan đến “người” nào cũng đều giống nhau về mặt bản chất. Nào là kiểm soát tâm hồn, rồi đoạt lấy tư duy của người khác, cả thảy là những nội dung liên quan đến trật tự. Về lý mà nói, tâm lý đám đông ẩn chứa sức mạnh cực lớn; cứ như một thế lực vô hình, thâu tóm và tái thiết lập toàn bộ giá trị định hình loài người, do đó mọi tiêu chuẩn sắc đẹp, thời trang hay tư tưởng bấy lâu nay đều mang tính chu kỳ.


Ai cũng có tư duy riêng, nên nhiều điểm thiểu số đồng sàng dị mộng với đa số cho dù đứng trước cùng một vấn đề. Lúc này, quản lý chính là “tẩy não” - là loại bỏ những suy nghĩ khác biệt, ban đầu nhen nhóm rồi thấm nhuần để họ đi theo một lối tư duy duy nhất, giống như một trình tự đã được thiết kế sẵn.


Người ta nói gì về TẨY NÃO?


Tẩy não là một thuật ngữ thuở khởi nguồn được báo chí sử dụng để mô tả việc truyền dạy các tù nhân chiến tranh (POWs) của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên. Các nhà khoa học xã hội hiện công nhận tẩy não là một hình thức dạy dỗ nghiêm trọng được đánh dấu bởi sự căng thẳng về thể chất và tâm lý, áp lực xã hội gay gắt và nhiều kỹ thuật thuyết phục khác nhau.


Trong tâm lý học, nghiên cứu về tẩy não thường được gọi là cải cách tư tưởng, rơi vào phạm vi "ảnh hưởng xã hội" gần như xảy ra mỗi phút mỗi ngày. Đó là tập hợp những cách mà mọi người có thể thay đổi thái độ, niềm tin và hành vi của người khác, gọi là cách tiếp cận "Just do it". 


Tẩy não, dù ở mức độ nào đi chăng nữa, xuất hiện chủ yếu trên cơ sở của sự cô lập thông tin. Nếu bạn chỉ nghe thấy, hoặc nhìn thấy một thông tin nào đó với tần suất dày đặc mà không bao giờ tiếp xúc với những lựa chọn thay thế khác, bạn sẽ dần chấp nhận một cách vô thức. Vì vậy, hãy tự tạo ra một dải thông tin xung quanh mình, điều đó sẽ tốt hơn việc chỉ đơn thuần chấp nhận những thứ mà bạn được nhồi vào đầu.


Mặt khác, bởi lẽ tẩy não là một hình thức ảnh hưởng xâm lấn, nó đòi hỏi sự cô lập và phụ thuộc hoàn toàn của đối tượng, đó là lý do tại sao bạn hầu như chỉ nghe nói về tẩy não xảy ra trong các trại tù hoặc các giáo phái toàn trị. Tác nhân (kẻ tẩy não) nắm toàn quyền kiểm soát mục tiêu để các kiểu ngủ, ăn uống, sử dụng phòng tắm và việc thực hiện các nhu cầu cơ bản khác hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của hắn, đồng thời nhằm đặt con mồi vào một trạng thái cảm xúc khó có thể đưa ra suy luận logic. Trong quá trình tẩy não, tác nhân phá vỡ danh tính của mục tiêu một cách có hệ thống đến mức dễ dàng thay thế nó bằng một tập hợp niềm tin khác trong môi trường hiện tại.

Chân lý là nước tẩy não tốt nhất


Ở miền nam nước Đức từng có một cô bé huấn luyện một con bò cái thành ngựa để cưỡi. Con bò đã lột xác đó mang tên Luna, nó ra đời tại một nông trại ở biên giới nước Đức. Hằng ngày, Luna hoàn thành vô số lần huấn luyện vì sự hấp dẫn từ thức ăn ngon. Đến một lúc, mọi hành vi của bò Luna đều giống hệt ngựa. Nó không những chở cô chủ đi trên những con đường nhỏ của vùng quê, giống như một con ngựa thực thụ, mà còn có thể phi qua rào. Kết quả này làm người ta không dám tin: Ngay cả một con bò cũng nghĩ mình là ngựa!


Tương tự nhiều phụ nữ thế hệ trước, nay bà đã hiểu rõ lý do vì sao 40 năm qua bà lại sống khổ sở như vậy. Bà bị ông chồng “nhốt” trong nhà, yên phận làm một bà nội trợ nhẫn nhịn chịu khó, nuôi dạy con cái, tuyệt nhiên không hề nghĩ đến chuyện ra ngoài đi làm nữa. Hằng ngày, bà sống trong sự không cam tâm, nhưng vẫn không hề phản kháng vì chồng bà và những người thân bên cạnh bảo rằng, giúp chồng nuôi dạy con cái là việc của cánh phụ nữ.


Thế giới từng áp chế những “người đàn bà thép”, song cuối cùng những lời nói dối kiểu như “phụ nữ luôn có địa vị thấp kém” cũng bị vạch trần. Còn ngược dòng thời điểm thịnh hành, hầu như đương tất cả phụ nữ đều tin là thật, ít người đứng ra vạch trần lời nói dối.


Vậy đó, mọi sự thật đều cho thấy chân lý là nước tẩy não tốt nhất: buộc người khác suy nghĩ vấn đề theo cách tư duy của bạn, bạn mới hoàn toàn khống chế được cục diện.


Thế giới phẳng - lãnh địa viruss tẩy não


Ngay từ cái tên, xếp bằng cả thế giới đa chiều rộng lớn thành một mặt phẳng 2D không hơn không kém, dường như tầm nhìn của ta cũng theo đó mà gói gọn trên những con chữ. Đồng ý rằng tẩy não luôn thường trực, song đó, thế giới phẳng tiềm tàng nhiều mối nguy hơn khi người ta có thể ngẫu nhiên đặt bất cứ thứ gì và người đọc lại thiếu mất cơ hội kiểm chứng hết đống sự thật tự phát đó.


Cam đoan rằng, sự ra đời của nô lệ tiêu chuẩn ắt hẳn bởi cỗ máy tẩy não, có “cung” có “cầu”, có “cầu” rồi tiếp nối thêm “cung”, cứ như vậy thành hình cơn lốc xoáy bất tận, chẳng cách nào dứt điểm được. Dĩ nhiên, không ai ý thức rõ được việc mình bị điều khiển, hết gắn mác định nghĩa cái đẹp lại đến nhãn dán quy tắc ngầm cho mỗi phái; không hề gượng ép, truyền thông chỉ bảo “Tốt cho bạn!”. Và họ nghe theo, mặc định là lẽ phải.

— — —


Mỗi hai ba mét vuông, hằng hà sa số tin tức giống hệt nhau liên tục choán đầy News feed, dần dà đóng đinh vào não khiến họ một mực tin rằng “là như thế, không thể khác được.” Tuy nhiên, nhiều chuyên gia từng thể hiện quan điểm rằng, ngay cả trong điều kiện lý tưởng, tác động của quá trình này thường là ngắn hạn - danh tính cũ của nạn nhân bị tẩy não trên thực tế không bị quy trình xóa bỏ mà thay vào đó là sự che giấu, và một khi "bản sắc mới" không còn được củng cố, thái độ và niềm tin cũ của người đó sẽ bắt đầu quay trở lại.


Theo chân nhiều nhà tâm lý học, sự cải đạo rõ ràng của tù binh Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên là kết quả của sự tra tấn cũ kỹ, không phải "tẩy não". Và trên thực tế, hầu hết tù binh trong Chiến tranh Triều Tiên hoàn toàn không chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, điều này dẫn đến câu hỏi về độ tin cậy: Liệu tẩy não có tạo ra kết quả tương tự giữa các nền văn hóa và kiểu tính cách hay không, hay nó phụ thuộc chủ yếu vào tính nhạy cảm của đối tượng đối với ảnh hưởng?

Hãy thưởng thức cuộc sống theo cách bạn muốn


Giả sử so sánh lăng kính nhìn đời của người sáng mắt và kẻ mù màu, ta sẽ nhận ra một điều, tưởng chừng hiển nhiên thế mà lại gây bất ngờ với không ít người. Hoá ra, thế giới tươi đẹp qua con mắt mù màu chỉ thuần những mảng đen trắng. Hoá ra, cách người ta đánh giá một sự việc vốn dĩ chẳng liên quan gì đến thực hư thế nào. Mọi vấn đề đều thuận theo góc nhìn chủ quan, hay nói cách khác tuỳ thuộc vào tác động tâm lý chứ chưa thể xét đến thay đổi ngoại cảnh. Vì vậy, muốn tận hưởng cuộc sống, không nhất thiết phải lập những biện pháp “đao to búa lớn” nhằm chuyển biến toàn bộ cả một nền văn minh mà trước tiên hãy bắt đầu ở chính bạn: lắng nghe và thức tỉnh nụ hoa, hy vọng một ngày nào đó, khu vườn ấy sẽ đồng loạt trổ bông và tỏa hương thơm ngát.


—————

Tác giả: Cát Phương

BẢN THẢO
Bài viết liên quan